Mẹo luyện đọc hiểu, nghe hiểu tiếng Nhật JLPT thần thánh
- 27/12/2016
- Posted by: Admin
- Category: Kiến thức
Đọc hiểu và nghe hiểu là phần thi quan trọng trong tất cả các kỳ thi của bất cứ ngôn ngữ nào. “Đọc hiểu”, “Nghe hiểu” là một thách thức không nhỏ đối với người học và dự thi. Dưới đây Hướng Minh xin chia sẽ cho các bạn các mẹo thi đọc hiểu, nghe hiểu tiếng Nhật một cách hiệu quả nhất.
1. Mẹo đọc hiểu JLPT
1.1.Mẹo 1
[Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới]
Rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nếu đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Bạn hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới xem sao nhé!
1.2. Mẹo 2
[Cần xem kỹ nội dung nếu xuất hiện dạng câu nghi vấn phủ định “Chẳng phải là… hay sao?”]
“Chẳng phải là A hay sao?” là cách diễn đạt thể hiện ý kiến của bản thân mình một cách chừng mực, có nghĩa là “Tôi nghĩ là A đấy”
Ví dụ: Anh ấy vẫn tươi cười nhưng thật sự thì chẳng phải là anh ta cũng đang rất đau khổ đấy hay sao?
→ Tôi nghĩ là anh ấy đang rất đau khổ.
Chính cách nói chừng mực ấy đã chứa đựng quan điểm, ý định thực sự của tác giả.
Tất nhiên, câu hỏi trong đề thi cũng thường liên quan đến nội dung đó.
1.3. Mẹo 3
[Nếu có xuất hiện từ nối mang nghĩa trái ngược như từ ‘tuy nhiên” thì đoạn văn ngay sau những từ này thường có nội dung rất quan trọng.]
Sao tác giả phải thay đổi cả mạch văn bằng từ “tuy nhiên” như vậy?
Nếu hỏi tại sao thì bởi vì dù có làm thay đổi mạch văn nhưng nội dung cần trình bày vẫn thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Chình vì vậy, đoạn văn ngay sau từ “tuy nhiên” thường là nội dung chính (đáp án đấy)
1.4. Mẹo 4
[Hãy xem qua những thông tin mấu chốt (như là tiêu đề, từ vựng được chú thích bên dưới đoạn văn…) trước khi đọc. Hiểu được chủ đề đoạn văn, khả năng lý giải sẽ tốt hơn]
Khi đọc một đoạn văn nào đó thì giữa ‘đọc mà không biết chủ đề’ với ‘đọc mà biết rõ chủ đề’, cái nào sẽ dễ hiểu hơn?
Đương nhiên là ‘đọc mà biết rõ chủ đề’ sẽ dễ dàng hiểu được nội dung đoạn văn hơn rồi.
Trước khi đọc toàn bài, nếu đọc qua những thông tin mấu chốt trước sẽ hiểu được đại khái nội dung đoạn văn trước khi đọc câu hỏi.
Đọc phần mấu chốt đoạn văn chỉ khoảng 1 hoặc 2 giây thôi. Chỉ cần như thế, khả năng lý giải vấn đề sẽ được cải thiện.
1.5. Mẹo 5
[Mục đích của đọc hiểu là nắm được chính xác ý quan điểm, ý kiến của tác giả]
Mục đích đọc hiểu chính là hiểu đến cùng điều tác giả muốn nói.
Vì vậy, nhất định phải xem kỹ phần nội dung thể hiện ý kiến, quan điểm của tác giả.
Đặc biệt là đoạn văn chứa những từ như: chắc chắn là, nhất định là, chẳng phải là…hay sao, tôi cho là, tôi nghĩ rằng, không gì khác hơn là…thì thường là nội dung chính.
1.6. Mẹo 6
[Nếu đoạn văn có dạng định nghĩa (~ nghĩa là ~) thì cũng nên xem kỹ]
Định nghĩa ngôn từ thường khởi đầu để triển khai chặt chẽ những nội dung tiếp theo cũng như chính suy nghĩ của tác giả.
Cả người viết những đoạn văn như thế cũng phải chú ý kỹ đến cách định nghĩa ngôn từ.
Có cách định nghĩa theo từ điển, nhưng cũng có cách định nghĩa theo ý tác giả. Đương nhiên là cái nào cũng quan trọng cả.
Khi làm bài đọc hiểu cũng cần những gợi ý như vậy.
1.7. Mẹo 7
[Nếu có diễn đạt bằng ví dụ thì cũng nên xem qua phần giải thích nội dung đó]
Diễn đạt bằng ví dụ là cách diễn đạt gián tiếp.
Vì thế, nếu tùy tiện lý giải bằng suy nghĩ của chính mình sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý tác giả.
Trường hợp nội dung diễn đạt bằng ví dụ được hỏi trong đề thi, thì nhất định sẽ có phần giải thích nội dung ngay sau ví dụ đó. Chỉ cần nắm bắt phần nội dung này sẽ hiểu được chính xác ý nghĩa ví dụ được đưa ra trước đó.
1.8. Mẹo 8
[Từ được lập lại nhiều lần chính là từ khóa. Nên xem kỹ nội dung câu văn chứa từ khóa.]
“Từ” được lập lại nhiều lần chính là “từ” mà lúc nào tác giả cũng nghĩ đến.
Tức là từ khóa trong suy nghĩ của tác giả.
Chính vì thế, đoạn văn chứa từ khóa đa số là giải thích về từ khóa (giải thích suy nghĩ của tác giả), hoặc là quan điểm của tác giả.
Nên tuyệt đối không được bỏ qua những đoạn văn như thế.
1.9. Mẹo 9
[Câu hỏi dạng đúng-sai thì cần nắm bắt được phần viết sai không phải đáp án]
Các bạn khi gặp câu hỏi đúng sai thì có thể đưa ra câu trả lời ngay không?
Câu hỏi đọc hiểu của 1kyu thì không đơn giản kiểu như có thể trả lời ngay được.
Dù có vội vã đưa ra đáp án cũng rất dễ sai.
Khi đó, ngược lại nên chú ý vào phần nội dung trình bày sai không phải là đáp án.
Còn lại lựa chọn khác với nguyên văn, hiển nhiên sẽ là đáp án (phương pháp loại suy)
1.10. Mẹo 10
[Câu hỏi dạng điền liên từ thì cần tìm ra nội dung có ý nghĩa liên quan ngay phía sau]
Liên từ là từ biểu thị quan hệ ý nghĩa (quan hệ có logic) giữa đoạn văn sau với đoạn văn trước.
Vì vậy, khi làm bài đọc hiểu dạng điền liên từ, cần nắm bắt chính xác nội dung 1 cách logic của đoạn văn trước và sau.
Là phương pháp đọc lướt qua nhưng nếu làm triệt để cách này sẽ là giải quyết được dạng câu hỏi như thế này.
1.11. Mẹo 11
[Nếu gặp cách diễn đạt ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’ thì nên xem kỹ B]
Tác giả đang định nhắn đến người đọc quan điểm của chính mình bằng nhiều cách.
Một trong số đó là những cách diễn đạt như: ‘B chứ không phải A’, ‘thà là B hơn là A’, ‘B hơn A’, ‘B đúng hơn là A’
Tóm lại, tùy vào cách so sánh với A sẽ làm nổi bậc B_chính là quan điểm của tác giả.
Nghĩa là, quan điểm tác giả được thể hiện hết trong B. Phần này cũng nên xem kỹ.
1.12. Mẹo 12
[Nếu lặp lại nhiều lần cách diễn đạt cùng một nội dung thì đó là trọng tâm quan điểm của tác giả. Cũng nên xem kỹ]
Trong đoạn văn cũng có khi gặp cách diễn đạt “Ngôn từ thì khác nhau nhưng nội dung tác giả đang đề cập thì giống nhau”
Cho dù thế nào thì tác giả cũng muốn người đọc hiểu được nội dung chủ yếu về quan điểm của mình Chính vì vậy, tác giả sẽ giải thích dưới nhiều góc độ để người đọc hiểu được những gì mình muốn trình bày. Và thế là những chuyện giống nhau sẽ được tác giả trình bày bằng nhiều cách diễn đạt khác nhau. Tóm lại, đều là nội dung rất quan trọng. Nên phải xem kỹ.
Tham khảo tài liệu hữu ích:
VÀ CUỐI CÙNG LÀ
★Link xem tivi đọc báo phù hợp với từng cấp độ.
・N5+N4 +N3+N2+N1 và EJU
・N4+N3:やさしい日本語ニュース:có phiên âm hiragana và ngữ pháp đơn giản
http://www3.nhk.or.jp/news/easy/
・N2 : 朝日学生新聞:không có phiên âm hiragana nhưng chữ hán không quá khó và ngữ pháp dễ hiểu
https://www.asagaku.com/shimen2.html
・N1 :có rất nhiều báo tuỳ bạn lựa chọn theo sở thích nhé.
朝日新聞:http://www.asahi.com/articles/ASK8D427YK8DUUPI004.html
Yahoo Japan :https://headlines.yahoo.co.jp/hl…
★Cách đọc báo:https://www.asagaku.com/yomikata.html
★Cách đọc của Admin
https://www.facebook.com/sugoimedia/photos/a.711898615553325.1073741828.711858912223962/791317600944759/?type=3
Bài đăng trên CĐVN 3 năm trước các bạn đọc bình luận của các senpai đi trước nhiều thông tin hay lắm.
https://www.facebook.com/groups/CongdongVietNhat/permalink/861357370547608/
CÁCH LÀM BÀI NGHE VÀ BÀI ĐỌC JLPT
https://www.facebook.com/sugoimedia/photos/a.715431435200043.1073741832.711858912223962/1017985921611258/?type=3&theater
★ Cách tra từ điển trực tiếp từ Iphone mà không cần thông qua từ điển nào
-Cài đặt ngôn ngữ của máy về tiếng nhật.
-Sau đó vào 1 trang bất kì,bôi đen 1 chữ hán bất kì.
-Mình thường hay đánh từ không hiểu vào phần ghi chú ở điện thoại rồi tra.
Bước 1 : Chọn 全選択(ぜんせんたく)
Bước 2 : Chọn 調べる(しらべる)
Nếu bạn chỉ muốn biết cách đọc thì ấn ユーザー辞書 nhé!
Tham khảo thêm các kinh nghiệm khác:
2. Mẹo nghe hiểu JLPT
Luyện nghe tiếng Nhật và luyện nói tiếng Nhật là một trong những kỹ năng vô cùng khó khăn khi học tiếng Nhật cũng như các ngôn ngữ khác. NÓI là kỹ năng quan trọng nhất trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu không NGHE được thì sẽ không thể nói tốt được, và nếu không nghe được thì cũng sẽ không biết được đối phương muốn nói gì để mà đối đáp. Do đó, để nói tiếng Nhật tốt thì phải có một phương pháp căn bản ngay từ đầu.
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó học đối với người mới bắt đầu nhưng sẽ dễ dàng hơn đối với những người đã học qua rồi. Trong tiếng Nhật thì Phần nghe là trong những phần quan trọng nhất vì nó quyết định bạn có nói được tiếng Nhật hay không? Bạn có phát âm chuẩn chưa? Và điều quan trọng là mọi người đều thi rớt ở phần nghe. Nói đến đây thôi thì bạn cũng đã biết được tầm quan trọng của luyện nghe tiếng Nhật rồi đúng không!
Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho bạn một số kỹ năng luyện cấp độ nghe tiếng Nhật để phát âm chuẩn hơn, điều này có thể giúp bạn vượt qua kỳ thi JLPT một cách đơn giản hơn.
2.1. Luyện nghe theo cấp độ
N4
Trong luyện nghe tiếng Nhật N4 lắng nghe kĩ những bài giảng của thầy cô ,cách phát âm trên lớp học hoặc khi bạn học online…Nhớ là hỏi ngay khi có những chỗ bạn không hiểu. Đây cũng là cấp độ luyện nghe tiếng Nhật cơ bản bước đệm để bạn có thể vươn xa hơn. Bạn nên nhớ để luyện nghe N4 được bạn phải học xong chương trình sơ cấp N4. Kiến thức luyện nghe này nó sẽ nằm trong khóa học tiếng Nhật luyện thi N4.
- Nghe tiếng Nhật online trên internet.
- Nghe bài hát,phim, bản tin tiếng Nhật.
- Tham gia các câu lạc bộ,các diễn đàn để có thể chia sẻ kinh nghiệm nghe tiếng Nhật…
- Tiếp xúc nhiều với người Nhật giao tiếp với họ để mình nghe tốt hơn.
Bạn hãy nghe nhiều và học cách phán đoán. Đừng nghe những nội dung mà bạn không thể phán đoán được nó đang nói về cái gì. Hãy nghe những nội dung có âm chuẩn mà bạn đoán được sau đó viết lại chúng. Sau khi kỹ năng nghe tiếng Nhật N4 của bạn tốt rồi thì mình bắt đầu luyện nghe N3 tiếng Nhật để làm quen dần dần.
N3
Khi đã nắm vững được kiến thức tiếng N3 đối với bạn việc học luyện nghe tiếng Nhật không còn gặp khó khăn như trước nữa bạn sẽ được học và trải nghiệm luyện nghe tiếng Nhật trong khóa học tiếng Nhật luyện thi JLPT N3.
- Trước tiên bạn nghe tiếng Nhật N3 như các bài bình thường và chọn đáp án.
- Vừa nghe vừa tập memo, ghi lại thông tin quan trọng như ngày tháng, số lượng….
- Sau khi chọn xong đáp án đối sách với đáp án phía đã có sẵn xem mình đúng bao nhiêu câu.
- Check lại phần chưa nghe được bằng cách xem phần tape script , để đảm bảo lần sau nghe được 100%. Điều này sẽ giúp bạn học được cách nói ngữ điệu Nhật Bản được tốt hơn. Lần sau tương tự bạn có thể đoán được ý nội dung dù không nghe được hầu hết từ.
- Luyện nói theo câu của họ. Nghe từng câu và nhắc lại từng ngữ điệu việc này thường xuyên giúp cho bạn luyện nói, vừa giúp tai quen với âm thanh hơn. Do tai có sự so sánh giữa âm mình nói và âm người Nhật nói .
- Mỗi ngày bạn nên dành luyện nghe tiếng Nhật N3 khoảng 3 bài. Còn dư thời gian bạn có thể xem phim hoặc nghe nhạc tiếng Nhật.
- Tận dụng hết khung thời gian rảnh lúc chờ đợi hoặc đi trên xe bạn có thể nghe lại các bài luyện nghe N3 tiếng Nhật đã nghe nhằm giúp tăng tính phản xạ.
N2
Khi cấp độ live nghe của bạn tăng lên đến N2 rồi thì nên nghe mỗi ngày 1 ít (khoảng 30-45′), có thể chia nhỏ ra, phải nghe đến khi bạn thực sự hiểu “Vì sao mình chọn chưa đúng?”. Cấp độ nghe tiếng Nhật N2 là cấp độ cao nên nó đòi hỏi bạn hầu như phải hiểu hết mọi thứ mới có thể nghe được vì lên cao thì âm điệu và cách nói chuyện sẽ nhanh hơn, khó nghe hơn, từ ngữ lại phức tạp. Kiến thức luyện nghe bạn sẽ được học và trải nghiệm trong khóa tiếng Nhật luyện thi JLPT N2.
- Phát âm chính xác từng yếu tố âm thanh
- Hiểu rõ quy tắc biến đổi âm thanh trong khi nói nhanh
- Học chắc quy tắc về nhịp điệu của lời nói
Tóm lại, việc nghe thường xuyên là phương pháp luôn đem lại hiệu quả cao cho bạn. Đây chính là bước ngoặt giúp bạn hoàn thiện các kĩ năng còn lại. Khi nghe tiếng Nhật tốt, khả năng phản xạ của bạn khi giao tiếp sẽ cao hơn. Hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng nghe của bạn cùng với sự kiên trì và lòng quyết tâm, chắc chắn bạn sẽ nhận được kết quả bất ngờ.
2.2. Nghe những gì bạn thích
Nghe có vẻ không đúng lắm nhưng tiếng Nhật không khô cứng như môn toán cũng chẳng mượt mà như môn văn nên chúng ta hoàn toàn có thể thoải mái học theo những gì mình thích.
Chẳng hạn đối với các bạn nữ thì nghe những bài về thời trang, du lịch hoặc làm đẹp chẳng hạn. Khi nghe những chủ đề này chắc chắn sẽ làm tăng sự yêu thích, thích thú và việc học sẽ rất hiệu quả, bạn cũng có thể học bất cứ khi nào!
2.3. Nghe thường xuyên
Bạn nghĩ thế nào nếu như bạn muốn có khả năng nghe tiếng Nhật đỉnh cao nhưng lại không dành nhiều thời gian để luyện nó? Và nghe làm sao để hiệu quả lại là cả một vấn đề hoàn toàn khác nhé !
Để có một khởi đầu tốt, chúng mình luôn nghe những bài đơn giản, dễ hiểu và có nhịp điệu chậm rãi. Nhưng chúng ta khá coi thường và bỏ qua những bài nghe như vậy bởi bạn cảm thấy nó quá dễ dàng và “hình như mình biết hết rồi” . Trên thực tế đây cách luyện nghe tiếng Nhật hiệu quả nhất đấy nhé . Hãy lắng nghe cách phát âm, giọng điệu, nhấn nhá….chắc chắn còn kha khá thứ thú vị mà bạn bỏ sót đấy.
2.4. Nghe và học theo từ vựng
Việc phát âm từng từ và nhắc lại, cứ nhiều lần như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ và phát âm giống như người bản xứ. Hơn nữa điều này còn giúp bạn tích lũy được một vốn từ vựng đáng kể kích thích khả năng nghe của bạn được tăng lên một bậc.
2.5. Nghe qua những bài hát
Việc thường xuyên nghe những bài hát bằng tiếng Nhật không những giúp bạn giải trí mà còn giúp bạn “quen tai” hơn. Đây là cách luyện nghe rất thú vị, hiệu quả và phù hợp với những bạn mê âm nhạc. Chính những bài hát, bản nhạc sẽ giúp bạn nâng khả năng nghe tiếng Nhật lên một nấc thang mới cao hơn .
2.6. Học qua phim, tin tức, thời sự
Bạn đã bao giờ nghĩ có thể luyện nghe tiếng Nhật ngay cả khi đang giải trí : xem phim không? Hoàn toàn có thể !!! Rất nhiều bạn sinh viên “lười biếng” đã chọn cách học này và hiệu quả vô cùng bất ngờ đấy . Luyện nghe tiếng Nhật qua những bộ phim không chỉ giúp bạn học thêm cả kĩ năng nói, mà còn cả từ vựng, ngữ điệu và nhiều nhiều kiến thức bổ ích khác về tiếng Nhật giao tiếp thực tế nữa nhé!
2.7. Học nghe qua phát âm chuẩn
Điều đầu tiên mình muốn nhắc đến là vấn đề phát âm. Vì sao việc phát âm lại liên quan đến nghe? Việc phát âm có quan hệ trực tiếp với kĩ năng nghe của mọi người. Để có thể nghe được chuẩn người bản xứ nói gì, bạn cũng phải phát âm như họ, khắc sâu thanh âm, trọng âm từng từ, để khi nghe sẽ biết được ngay đó là từ gì. Vì thế, hãy chú trọng đặc biệt vào phát âm, cố gắng nghe thật kĩ, thật nhiều lần từ vựng, mẫu câu, hội thoại. Khi đã quen với cách người bản xứ nói, các bạn sẽ không bị lẫn từ nữa.
Các bạn phải tập phát âm chuẩn từ bảng chữ cái. Có một vài lưu ý nho nhỏ sau đây:
Âm “e” đọc là “ê”
Âm “u” đọc là “ư”
Âm “o” đọc là “ô”
Âm “su” và các từ tương tự đọc như chữ x
Âm “shi” và các từ tương tự đọc như chữ s
Hàng “ta” đọc thành “th” (không đọc là “ta” nhé)
Âm “fu” đọc là “hư” (cái này thì ngày xưa người ta đọc nhiều là “hư”, còn giờ bạn có thể nghe thấy nhiều người đọc là “fu” cũng được).
Các âm “kya”, “kyo”, “kyu” đọc nhanh, liền, không đọc là “ki-a”, “ki-ô”, “ki-u”
Đặc biệt chú ý âm “tsu”. Mình thấy một vài trung tâm tiếng Nhật vẫn còn dạy học viên đọc âm này như “trư” trong tiếng Việt. Không đúng đâu nhé, bạn nào đang mắc phải hãy cố gắng sửa ngay. Các bạn đọc như “chư” nhưng đặt đầu lưỡi ở khe giữa hai hàm răng. khi đọc dịch nhẹ lưỡi ra khỏi vị trí cũ là được.
Âm “r” đọc sang “l”
Vậy chỉ cần chú ý một vài điểm nhỏ trên là bạn đã đọc khá chuẩn tiếng Nhật rồi đấy.
2.8. Học nghe qua luyến, nối âm, nuốt âm
Đây cũng thuộc về phần phát âm tuy nhiên mình muốn nói rõ phần này.
Khi nghe, nhiều bạn sẽ thấy có nhiều từ rất khó nghe bởi sự nuốt âm. Nếu không rõ vài quy tắc nối, nuốt âm, các bạn sẽ khó phát hiện từ.
- Âm す(su) : ở âm này có sự nuốt âm. Trong một vài trường hợp, âm “su” không được đọc lên mà đọc thành âm gió (s):
- Cuối câu: desu (des), masu (mas)
Trước tất cả các hàng trong bảng chữ cái, trừ hàng “zu”: sukoshi (skoshi), musume (musme), supootsu (spootsu),…
Hai quy tắc trên chỉ áp dụng cho các từ có trọng âm không rơi vào “su” thôi nhé.
Người ta có thể đọc rõ tiếng cũng có thể bị nuốt âm khi đọc nhanh, vì thế các bạn chú ý nhé.
- Ngoài âm “su”, một vài âm khác như “chi”, “ki”, “bu”,… khi đọc nhanh cũng nuốt âm. Vì rất khó để nói thành quy tắc nên các bạn buộc phải nghe nhiều người bản xứ nói để làm kinh nghiệm cho mình. Dần quen rồi thì sẽ không cần nghe quá nhiều nữa mà các bạn có thể tự phát hiện ra chỗ nuốt âm.
2.9. Học nghe đoán nội dung
Đoán nội dung ở đây hoàn toàn không phải đoán mò như các bạn nghĩ. Khi chưa nghe rõ một câu, các bạn đừng lần chần mãi ở chỗ đó mà làm đứt mạch cuộc hội thoại. Hãy nghe những câu tiếp theo và dựa vào ngữ cảnh để phần nào đoán được nội dung câu trước. Hoặc trong các bài học, học phần nào hãy chú tâm vào phần đó, mẫu câu sẽ chỉ có trong những phần đã học nên không khó để biết đâu.
Ta không nghe được nhiều khi là do không biết mẫu câu đó là phần ngữ pháp nào, vậy nên khi chú tâm vào trọng tâm bài học rồi thì bạn sẽ mường tượng ra được cấu trúc dễ thôi.
2.10. Học nghe bằng cách nghe nhiều
Chắc chắn rồi, muốn nghe giỏi thì những nguyên tắc trên không thể đủ được. Các bạn nên nghe thật nhiều, nghe đi nghe lại 1 đoạn hội thoại. Nghe nhiều giúp chúng ta quen với từng từ, từng âm điệu một, để khi chuyển sang một bài hội thoại khác, từ nào đã gặp, mẫu nào đã gặp bạn sẽ phát hiện ra ngay.
Vậy nên, tóm lại, chúng ta phải thật chăm chỉ. Không có ngôn ngữ nào lười biếng mà thành công được. Vì thế đừng ngại nghe, hãy nghe thật nhiều, áp dụng các phương pháp trên, các bạn sẽ thấy có hiệu quả ngay. Chúc các bạn thành công!