Cuộc sống sau khi đến Nhật Bản như thế nào?
- 11/11/2016
- Posted by: Admin
- Category: Kinh nghiệm du học Văn hoá Nhật Bản Việc làm và định cư
Cuộc sống sau khi đến Nhật Bản như nào? và nơi cư trú sẽ là nơi bạn đặt chân đến đầu tiên, nơi đó là những nơi nào? Cùng đọc qua bài viết dưới đây:
Những nơi cư trú ở Nhật
- Kí túc xá du học sinh
Cuộc sống sau khi đến Nhật Bản như nào? Kí túc xá du học sinh được xây dựng và chịu sự quản lý của nhà trường, chính quyền địa phương hoặc các công ty tư nhân. Ưu điểm của kí túc xá là giá phòng khá rẻ. Bạn hãy thử liên hệ với nhà trường nhé.
- Nhà/căn hộ cho thuê bên ngoài
Có thể nhờ trường giới thiệu hoặc thông qua công ty môi giới bất động sản. Mặc dù cũng có những nơi đã có sẵn nội thất nhưng hầu hết các căn hộ và nhà cho thuê đều không có đồ đạc gì, nên bạn phải tự mình sắm sửa vật dụng trong nhà. Để ký hợp đồng thuê nhà, du học sinh cần có người bảo lãnh là người Nhật. Trong trường hợp không có người quen, du học sinh có thể nhờ nhà trường đứng ra làm người bảo lãnh.
- Nhà khách/ Nhà tập thể
Đây là dạng nhà ở tập thể có bếp, toilet và nhà tắm được sử dụng chung. Giá phòng rẻ hơn so với căn hộ hay nhà thuê thông thường, không tốn tiền hoa hồng và không yêu cầu người bảo lãnh. Dạo gần đây, mô hình này bắt đầu phổ biến rộng rãi và thu hút nhiều du học sinh từ khắp nơi trên thế giới.
- Kí túc xá dành cho nhân viên các công ty Nhật Bản
Một vài công ty Nhật Bản tử tế cho phép du học sinh đến sống trong kí túc xá dành cho nhân viên. Giá thuê rẻ, lại có cơ hội giao lưu với những người bản địa cùng trang lứa. Hãy thử liên lạc với nhà trường để đăng ký nhé!
Visa và Bảo hiểm
- Có 2 cách để xin Visa diện “Du học”:
– Một là đến Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại nước ngoài để làm thủ tục;
– Hai là người phụ trách phía trường Nhật sẽ gửi cho bạn “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” do Nhật Bản cấp, sau đó bạn mang giấy này đếnĐại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản tại nước ngoài để làm thủ tục. So với cách (1) thì cách thứ (2) nhanh hơn rất nhiều.
- Người nước ngoài cư trú tại Nhật Bản từ 3 tháng trở lên bắt buộc phải tham gia Bảo hiểm y tế quốc gia.
Nếu có thẻ bảo hiểm, bạn sẽ được hỗ trợ 70% chi phí khi đến bệnh viện điều trị thương tích hay ốm đau. Để tham gia bảo hiểm, bạn phải làm thủ tục tại tòa thị chính địa phương – nơi bạn đăng ký thẻ chứng minh người nước ngoài.
Tình trạng Internet tại nơi sinh sống
Tuy Nhật Bản nổi tiếng là một đất nước có tốc độ Internet nhanh đáng kinh ngạc nhưng không phải nơi nào cũng có Wifi miễn phí. Có những nơi được lắp đặt Internet đầy đủ nhưng cũng có nơi không được tiện lợi như vậy. Thật ra, rất hiếm khi bắt gặp dịch vụ Wifi miễn phí ngoài đường phố hay vùng ngoại ô. Do đó, bạn cần phải mướn thiết bị Wifi di động hoặc đăng ký với công ty Internet. Còn đối với điện thoại di động, bạn có thể chọn kí hợp đồng với 1 trong những nhà mạng và trả tiền cước sử dụng hàng tháng.
Làm thêm
Đối với Visa diện “Du học”, những hoạt động ngoài mục đích “Du học” như làm thêm đều cần có “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách” được cấp bởi Cục quản lý xuất nhập cảnh. Quy định về thời gian làm thêm của du học sinh là không quá 28 giờ/tuần (hoặc không quá 8 giờ/ngày đối với các kì nghỉ dài ngày), tuyệt đối không được làm quá thời gian trên. Ngoài ra, tất cả công việc liên quan đến ngành giải trí người lớn đều bị cấm. Từ tháng 1/2016, Nhật Bản sẽ cấp thẻ “My Number” cho người nước ngoài đang cư trú tại Nhật Bản nhằm quản lý chặt chẽ thời gian lao động và thu nhập.
Phụ giúp trong các cửa hàng ăn uống là công việc làm thêm được nhiều du học sinh lựa chọn nhất. Cuộc sống sau khi đến Nhật Bản như thế nào? hãy củng trải nghiệm vừa có cơ hội trau dồi tiếng Nhật, vừa trang trải một phần sinh hoạt phí, bạn hãy thử sức mình xem sao các bạn trẽ nhé và nhớ đừng quên ưu tiên việc học lên hàng đầu nha.
Thông tin liên quan:
Năm 2017 chọn du học hay xuất khẩu lao động ở Nhật Bản.
Nên du học hay xuất khẩu lao động ở Nhật Bản