Giải mã lý do trượt COE Nhật và hướng xử lý
- 01/09/2020
- Posted by: Admin
- Category: Du học
Trượt COE luôn là nỗi lo lắng lớn nhất của các bạn có mong muốn du học Nhật Bản. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến trượt COE và Visa du học Nhật? Làm thế nào để đảm bảo tỷ lệ đỗ COE và Visa du học Nhật trong lần ứng tuyển đầu tiên? Hiểu rõ điều đó, Hướng Minh sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về các lỗi trượt COE cùng các giải pháp để đạt được COE thành công. Hãy cũng Hướng Minh tìm hiểu nhé!
1. COE là gì?
Đối với các bạn có nhu cầu học tập tại Nhật Bản trên 3 tháng. Các bạn cần phải xin COE (Certificate of Eligibility ) hay Tư Cách Lưu Trú. Đối với việc xin COE này, bạn cần phải xin tại Nhật Bản. Giấy chứng nhận này là xác nhận của Cục Nhập Cư Nhật Bản cho phép bạn lưu trú hợp pháp tại Nhật Bản với thời gian trên 90 ngày. Những trường hợp cần xin COE bao gồm: đi du học Nhật Bản, đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hoặc định cư lâu dài tại quốc gia này.
Nhiều du học sinh tương lai có gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn du học của Hướng Minh và thắc mắc chuyện bị Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản từ chối cấp COE mà không rõ lý do chính xác mình bị đánh trượt là gì, thế nào là mã lý do trượt COE? Để hỗ trợ các bạn xác định chính xác lý do và nguyên nhân khiến mình bị trượt COE khi đăng ký xin visa du học Nhật Bản, Hướng Minh đã tổng hợp các bảng mã lý do trượt COE được cập nhật từ cục xuất nhập cảnh trong bài viết dưới đây. Hi vọng những thông tin này sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn để chuẩn bị kỹ lưỡng cho lần chuẩn bị hồ sơ xin COE kế tiếp.
Cần lưu ý: Bảng mã trên có thể thay đổi, thêm bớt ký hiệu và đầu mục theo thời gian do cục xuất nhập cảnh quy định. Trường hợp cục xuất nhập cảnh không có thông báo mới về bảng mã, các bạn có thể sử dụng bảng mã dưới đây để tra cứu.
2. Bảng tra cứu lỗi trượt COE
Yêu cầu | Mã số | Ký hiệu | Lý do |
Học sinh vi phạm những hành vi không trung thực sẽ không được cấp tư cách lưu trú | 1 | Hồ sơ không đáng tin cậy do đánh giá lý lịch nhập cảnh và tình trạng lưu trú trước đây của học sinh | |
A | Đã từng bị trục xuất về nước. | ||
B | Đã từng bị ra lệnh trục xuất. | ||
C | Tình trạng lưu trú, học tập trước đây khi ở Nhật không tốt. | ||
D | Không khai báo về việc nhập cảnh trước đây. | ||
2 | Hồ sơ không đáng tin cậy do vấn đề liên quan đến lý lịch của học sinh | ||
A | Không giải trình, chứng minh được lý do bị từ chối cấp tư cách lưu trú trong quá khứ. | ||
B | Không giải trình, chứng minh không đầy đủ lý do bị từ chối cấp tư cách lưu trú trong quá khứ. | ||
C | Giấy tờ liên quan đến lý lịch học tập, làm việc… của học sinh không thống nhất, hợp lý. | ||
3 | Dựa trên quá trình học tập của học sinh, đánh giá học sinh không đủ năng lực và mong muốn học tập | ||
A | Lý lịch học tập và lý do du học không phù hợp. | ||
B | Không đủ cơ sở chứng minh năng lực và mong muốn học tập. | ||
C | Quá trình học tiếng Nhật không đáng tin cậy. | ||
D | Thiếu chứng chỉ năng lực tiếng Nhật. | ||
4 | Hồ sơ không đáng tin cậy, nội dung trên hồ sơ không thống nhất | ||
A | Bằng tốt nghiệp | ||
B | Xác nhận học tiếng | ||
C | Giấy tờ công chứng | ||
D | Sơ yếu lý lịch | ||
E | Xác nhận số dư ngân hàng | ||
F | Xác nhận nghề nghiệp, xác nhận thu nhập | ||
G | Học bạ, bảng điểm | ||
H | Giấy xác nhận học sinh, sinh viên | ||
I | Giấy khai sinh | ||
J | Số hộ khẩu | ||
K | Sổ tiết kiệm | ||
L | Các giấy tờ khác | ||
5 | Hồ sơ không đầy đủ Hồ sơ nộp lên không đầy đủ nên không thể xác nhận được lý lịch của học sinh và khả năng tài chính của người bảo lãnh. | ||
Dựa theo mục 2 khoản 1 điều 7 về quy định Cấp Tư Cách Du Học Sinh của Cục Nhập Cảnh Nhật Bản | 6 | Liên quan đến việc bảo lãnh tài chính | |
A | Không chứng minh được nguồn tài trợ thường xuyên cho việc học tập sinh hoạt tại Nhật (bao gồm cả tiền học bổng và các hình thức tài trợ khác) | ||
B | Không chứng minh được năng lực tài chính của người bảo lãnh (quá trình hình thành tài sản) đủ ổn định và liên tục để chu cấp kinh tế trong suốt quá trình du học của học sinh. | ||
C | Giấy tờ liên quan đến người bảo lãnh không thống nhất. | ||
D | Lý do bảo lãnh không hợp lý. | ||
7 | Lý do khác |
3. Cách tra lỗi trượt COE
Thông thường khi bị từ chối COE, cục xuất nhập cảnh sẽ trả về cho phía nhà trường 1 phiếu báo lý do trượt có mẫu như sau:
Mã hồ sơ | Quốc tịch | Tên học sinh | Mã lý do trượt chính xác (Lý do trượt COE) |
Các bạn xem mã tại ô “Mã lý do trượt chính xác (Lý do trượt COE)” để biết mã lỗi COE của mình. Sau đó, dựa vào bảng tra cứu lỗ trượt COE ở trên để tra cứu lỗi trượt COE chi tiết của mình là gì để từ dó có hướng khắc phục và giải trình lần sau.
4. Bí quyết để tăng khả năng đỗ COE
4.1. Đảm bảo khả năng tài chính của người bảo lãnh
Tất cả các ứng viên mong muốn đi du học Nhật cần chuẩn bị chu đáo về tài chính, nếu phải vay mượn tiền để đi du học, bạn nên xem xét lại kế hoạch của mình.
Chứng minh tài chính là yêu cầu bắt buộc của Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản để đảm bảo rằng ứng viên sẽ có đủ tiền để trang trải học phí và những chi phí sinh hoạt khác trong suốt thời gian học tập tại Nhật Bản. Cục sẽ đánh giá khả năng tài chính thông qua Sổ tiết kiệm ngân hàng và Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh cho ứng viên đó (thông thường là bố mẹ, anh chị ruột).
- Sổ tiết kiệm ngân hàng: Khoản tiền trong sổ tiết kiệm của người bảo lãnh phải đạt không dưới 600 triệu đồng và thời hạn gửi tối thiểu là 01 năm. Quý phụ huynh và các bạn học sinh cần lưu ý rằng, số tiền gửi tiết kiệm này không phải dùng để nộp cho bất kỳ cơ quan nào mà chỉ để đảm bảo rằng luôn có một khoản tiền cố định để giúp học sinh trang trải khi có bất kỳ phát sinh nào ngoài mong muốn tại Nhật.
- Nguồn thu nhập hàng tháng của người bảo lãnh: Bất kể ngành nghề nào không vi phạm pháp luật đều được ĐSQ/LSQ công nhận. Tuy nhiên, hồ sơ thể hiện mức thu nhập hàng tháng cần phải mang tính pháp lý và mức thu nhập thực tế phải từ 30 triệu đồng/tháng trở lên. Người bảo lãnh có thể làm rất nhiều công việc khác nhau và hoàn toàn đảm bảo được mức thu nhập trên, nhưng chính việc có quá nhiều hồ sơ (vì nhiều nguồn thu) và không nắm được nguyên tắc “tính pháp lý – từ việc chọn cơ quan xác nhận, chứng thực đến việc chuẩn bị các tài liệu liên quan đến thuế, đăng ký kinh doanh,…” nên rất dễ bị đánh trượt.
4.2. Tuân thủ nguyên tắc: “Tính logic và trung thực của bộ hồ sơ”
Với một quốc gia nổi tiếng về mức độ nghiêm túc và khắt khe trong quy trình làm việc như Nhật Bản, bộ hồ sơ xin xét duyệt COE của ứng viên cần đảm bảo tính logic, thông tin chính xác, trung thực. Những sai sót tưởng chừng rất nhỏ như nhầm lẫn giữa địa chỉ nhà ở hiện tại và trên sổ hộ khẩu cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến bạn trượt COE và Visa du học Nhật Bản. Đặc biệt, nếu hồ sơ của ứng viên có bất kỳ sự giả mạo nào, chắc chắn sẽ bị đánh trượt. Đồng thời, những ứng viên bị đánh trượt vì lỗi này, cơ hội làm lại hồ sơ coi như bằng 0.
Hướng Minh có một số lưu ý giúp hồ sơ ứng viên đảm bảo Tính logic và Trung thực như sau:
- Những giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, tài sản cần có dấu của cơ quan chức năng.
- Trong trương hợp người bảo lãnh có nhiều nguồn thu nhập, cần giải trình rõ ràng, khoa học trong Biên bản hình thành tài sản.
- Tờ khai xin COE/Visa cần điền chính xác và đầy đủ thông tin. Cục Quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ thường quan tâm đến các thông tin cá nhân của ứng viên như: lịch sử xuất ngoại, họ hàng, người thân hiện đang sống tại Nhật… Ứng viên có thể bị đánh trượt nếu không khai thông tin của người thân trực hệ hiện đang sinh sống tại Nhật.
4.3. Xây dựng kế hoạch học tập rõ ràng và không ngừng nâng cao năng lực tiếng Nhật
Các trường Nhật ngữ và các cơ quan xét duyệt COE/Visa đều yêu cầu ứng viên đạt được khả năng tiếng Nhật nhất định trước khi đi du học. Học tiếng Nhật rất khó nhưng việc đi du học Nhật và đạt được thành công còn khó hơn nhiều. Do vậy, hãy thể hiện quyết tâm bằng việc duy trì thái độ học tập nghiêm túc và xuyên suốt đến tận khi bay sang Nhật nhập học.
Bên cạnh khả năng tiếng Nhật, một kế hoạch học tập được định hướng rõ ràng cũng có có vai trò rất quan trọng trong việc thuyết phục Cục Xuất nhập cảnh, ĐSQ/LSQ cấp COE/Visa du học.
Cục quản lý xuất nhập cảnh và ĐSQ/LSQ sẽ có sự xét duyệt hồ sơ của ứng viên một cách tổng thể, vì vậy, để nhận được kết quả đỗ COE/Visa du học Nhật Bản ngay lần nộp đầu tiên, ứng viên cần chuẩn bị chu đáo tất cả các hồ sơ theo yêu cầu. Nếu các nguyên tắc bên trên được đảm bảo, kết quả đậu COE/Visa du học Nhật Bản đang ở rất gần bạn rồi!
4.4. Chọn trung tâm du học uy tín, đáng tin cậy
Để có được COE, cần phải xử lý việc thu thập tài liệu phức tạp. Do đó, điều quan trọng nhất là tìm một công ty tư vấn du học Nhật Bản đáng tin cậy. Tiêu chí để đánh giá 1 trung tâm du học uy tín bao gồm:
- Trung tâm phải nắm rõ được những thông tin về du học Nhật Bản, các trường liên kết.
- Hiểu rõ được mục tiêu du học của từng đối tượng để tư vấn định hướng và có hướng giải quyết các hồ sơ du học phù hợp.
- Có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khó liên quan đến tài chính như: chứng minh thu nhập người bảo lãnh, chứng minh tài chính…
- Có đội ngũ nhân viên hồ sơ thông thạo tiếng Nhật, hiểu rõ chuyên môn giúp việc thu thập tài liệu và dịch thuật bản dịch sang tiếng Nhật hoàn hảo và chính xác nhất.
- Trung tâm luôn hợp tác và duy trì mối quan hệ thân thiết với nhân viên – nhà trường bên Nhật. Điều đó giúp trung tâm luôn những thông tin mới nhất về du học Nhật Bản cũng như các chương trình học bổng.
5. Tại sao nên chọn Hướng Minh?
- Tư vấn định hướng chuyên nghiệp.
- Xử lý hồ sơ khó: Giấy tờ không đồng nhất, giải pháp bảo lãnh tài chính phù hợp, hồ sơ rớt 1 lần, hồ sơ thực tập sinh…
- Tỷ lệ đỗ COE luôn cao.
- Giúp học viên sớm hòa nhập môi trường tại Việt Nam và Nhật Bản.
- Hỗ trợ tìm việc làm thêm tại Nhật Bản.
Còn chần chờ gì nữa, hãy liên hệ ngay Hướng Minh để được tư vấn giải pháp du học phù hợp nhất!
DU HỌC HƯỚNG MINH
- Hotline: (028)71088877
- Email: support@huongminh.edu.vn
- Trụ sở: 47 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Gò Vấp