Nét tương đồng giữa Tết Việt Nam và Nhật Bản
- 28/12/2017
- Posted by: Admin
- Category: Văn hoá Nhật Bản
NÉT TƯƠNG ĐỒNG GIỮA TẾT VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
Tết được xem là ngày lễ quan trọng nhất đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Tùy mỗi đất nước mà sẽ có những phong tục và cách đón Tết khác nhau. Cùng Nhật Ngữ Hướng Minh tìm hiểu nét tương đồng giữa tết việt nam và nhật bản.
Nếu như người Việt chúng ta đón Tết theo lịch âm tức là Tết Nguyên Đán thì người Nhật đón Tết theo phương Tây (Tết Dương Lịch). Thật ra trước đây người Nhật cũng đón Tết giống chúng ta tuy nhiên đến năm 1873 – tức sau 5 năm tiến hành cuộc cải cách Duy Tân thì họ chuyển sang đón Tết Dương Lịch. Lý giải cho việc này họ cho rằng việc chuyển sang đón tết Tây có thể tiết kiệm được tiền trả lương cho tháng 13, giảm bớt ngày nghỉ và tăng sản lượng quốc gia. Nhưng thật ra các nhà chính trị Nhật lúc bấy giờ muốn thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc và nhận ra văn minh phương Tây có những nét tiến bộ hơn Châu Á.
Tham khảo thêm: Tại sao Nhật Bản lại đón 2 Tết trung thu
1. Cây Nêu ngày Tết và Kadomatsu
Cũng giống như các nước khác người Nhật sẽ dọn dẹp nhà cửa và trang trí kadomatsu trước cổng và shimekazari trên cửa ra vào và bàn thờ. Đây giống như phong tục trồng cây Nêu ở Việt Nam. Theo quan niệm của người Nhật thì 2 bó cây này sẽ giúp trừ đuổi yêu ma mang lại sự bình yên và đón may mắn cho gia đình.
2. Phong tục thờ cúng tổ tiên
Nếu như người Việt Nam thờ cúng ông bà tổ tiên trong nhà thì người Nhật thường không đặt bàn thờ trong nhà mà họ sẽ thờ cúng tại chùa, đền và chỉ đặt bàn thờ vào dịp Tết. Trên bàn thờ vào những ngày này thì không thể thiếu những món ăn truyền thống như: Bánh gạo Mochi, hạt dẻ, quả hồng,cá trích, đỗ đen và cam.
3. Khai bút và hành động đầu tiên
Cũng giống như người Việt Nam, người Nhật thường sẽ rất chú trọng tới những hành động, lời nhắc thứ 1 sau thời điểm giao thừa vì họ quan niệm ấy sẽ là các hành động khởi đầu và mang tính biểu tượng, sẽ đem lại may mắn hoặc đen đủi cho cả năm mới.
Sáng ngày mồng một tết, người Nhật sẽ dậy rất sớm để đón ánh mặt trời ban đầu mang tâm niệm sẽ gặp được may mắn trong cả năm, bất kỳ người Nhật nào bạn gặp cũng đều vui vẻ, mỉm cười thật tươi và cúi chào nhau thật thấp. Nụ cười, sự thân thiện trong ngày mồng một tết sẽ mang 1 thông điệp của sự vui vẻ, tươi mới cho cả năm. Người làm công việc liên quan đến giấy bút thì sang mồng 1 họ sẽ dành thời gian để khai bút. Thường thì họ sẽ tự viết những lời chúc dành cho bản thân, người thân hay sáng tác một bài thơ, những nét bút thứ nhất này sẽ được lưu giữ rất kỹ càng.
4. Thời gian đoàn tụ và đi lễ chùa
Cũng giống như Việt Nam vào ngày Tết người Nhật cũng sẽ sum vầy về với gia đình. Đêm giao thừa cũng là khi những thành viên trong gia đình Nhật Bản sum họp ăn bữa cơm tất niên, đây là 1 bữa cơm đông đủ, chuẩn bị chu đáo nhất trong năm. Thông thường vào ngày này người Nhật sẽ cùng ăn với nhau món Toshikoshi Soba. Đây là mẫu sợi mì dài và dai làm cho từ lúa mạch và gạo. Người Nhật quan niệm rằng trong đêm giao thừa họ ăn những sợi mì dài có ý nghĩa như chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, hoặc tượng trưng cho tuổi thọ và sự may mắn. Và sau đó họ sẽ đến đền chùa và tung các đồng xu vào các hòm công đức.
Khi thời khắc giao thừa đến thì chuông của các đền, chùa trên toàn đất nước Nhật Bản sẽ đồng loạt vang lên đủ 108 tiếng. Tiếng chuông vang 108 tiếng để xua đuổi 108 ham muốn trần tục khiến cho con người phải khổ sở. Sau khi đi lễ chùa xong mọi người thường rút quẻ, nếu may mắn họ rút được quẻ lành thì sẽ mang về nhà, còn nếu rút phải quẻ xấu thì sẽ buộc lên cành cây ngay tại chùa để tránh những điều không may mắn đến với mình.
Có thể nói Nhật Bản có một nền văn hóa rất độc đáo và riêng biệt, những ai có mặt tại thời điểm này sẽ cảm nhận được sự thiêng liêng và thoát tục nơi đây. Nếu có cơ hội bạn hãy đến Nhật vào thời kì này để có thể cảm nhận và có thêm trải nghiệm về đất nước Phù Tang này nhé!