Những điều cần biết về kỳ thi JLPT tháng 12/2019
- 01/12/2016
- Posted by: Admin
- Category: Kiến thức
Những điều cần biết về kỳ thi JLPT tháng 12/2019. Dưới đây là tất cả kinh nghiệm về kỳ thi JLPT mà các bạn cần lắm vững trước khi tham dự các kỳ thi năng lực tiếng nhật JLPT.
Kỳ thi JLPT những điều cần biết đây là kỳ thi năng lực tiếng Nhật hay được gọi là JLPT (Japanese Language Proficiency Test). Cuộc thi JLPT được tổ chức mỗi năm 2 lần bởi Japan Foundation- một tổ chức thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản.
Hiện nay kỳ thi JLPT được tổ chức vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng Bảy và Chủ Nhật đầu tiên của tháng 12. Việt Nam là một trong bốn nước có lượng người thí sinh nhiều nhất thế giới và là nước duy nhất sử dụng hệ thống chữ viết Latinh.
Chứng chỉ là yêu cầu bắt buộc cho những du học sinh muốn học tập và trải nghiệm tại đất nước Mặt trời mọc và là điều kiện tiên quyết cho kỹ sư, chuyên gia làm việc tại Nhật Bản.
Nếu có ý định đăng ký tham gia, có những thông tin bạn cần nắm rõ:
1. Giới thiệu về kỳ thi JLPT
1.1.Phân biệt các cấp độ của kỳ thi
Sau năm 2010, kỳ thi JLPT được chia thành 5 cấp độ Sơ cấp – N5, Sơ Trung cấp – N4, Trung cấp – N3, Tiền thượng cấp – N2, Thượng cấp – N1.
- N5 – Làm quen với tiếng Nhật
Bắt buộc đối với các bạn có dự định du học tại Nhật Bản.
Với đam mê tiếng Nhật và “nhiệt huyết đang sôi sục”, bạn có thể dễ dàng đạt được N5 trong vòng 3 tháng.
- N4 – Hiểu tiếng Nhật cơ bản
- N3 – Hiểu ở mức tiếng Nhật dùng trong các tình huống hằng ngày
Với các bạn đang học chuyên ngành hay những ai muốn là việc tại các công ty Nhật Bản, bạn cần có JLPT N3.
- N2- Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hằng ngày và hiểu trong tình huống đa dạng ở mức nhất định
- N1 – Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng
Điểm đặc biệt là bạn chỉ cần lấy chứng chỉ JLPT “ Một lần trong đời” vì nó không bị giới hạn về thời gian sử dụng.
Tuy nhiên, trên thực tế có một số công ty chỉ chấp nhật JLPT được lấy từ 2 năm đổ lại. Điều đó tùy thuộc vào từng doanh nghiệp và yêu cầu nhân sự của họ.
1.2.Nội dung thi
Vì không có thi Nói nên nội dung của kì thi chỉ xoay quanh phần Đọc và Nghe, phần Viết được thể hiện dưới dạng trắc nghiệm 4 đáp án. Nội dung kì thi bao gồm:
Chữ cái (Kanji, Hiragana, Katakana)
Từ vựng
Ngữ pháp
Đọc hiểu
Nghe hiểu
1.3.Mức độ đánh giá qua từng cấp độ
Như được biết các cấp độ của kỳ thi JLPT đi từ dễ tới khó, qua mỗi cấp độ khác nhau độ khó sẽ tăng dần. Lượng từ Kanji yêu cầu đối với mỗi thí sinh củng ngày một nhiều, đòi hỏi bạn phải có vốn từ hiểu biết sâu rộng về tiếng Nhật.
Dưới đây là yêu cầu cơ bản về Lượng từ vựng và từ Kanji cơ bản- được chia theo các cấp độ bạn “Bắt buộc phải có” nếu như muốn tham gia dự thi.
Cấp độ | Kanji |
N5 | ~ 100 ~ 800 |
N4 | ~ 300 ~1500 |
N3 | ~ 650 ~3750 |
N2 | ~1000 ~6000 |
N1 | ~ 2000 ~10 000 |
1.4.Thời gian đăng ký dự tuyển
Vì JLPT không được tổ chứ rộng rãi và phổ biến nên đây là thông tin bạn cần nắm rõ nếu như không muốn bị “hụt” nhé.
Kỳ thi tháng 7: thời gian đăng kí từ tháng 3 tới tháng 4
Kỳ thi tháng 12: thời gian đăng kí từ tháng 8 tới tháng 9
1.5.Địa điểm tổ chức kì thi
Nhằm đảm bảo chất lượng và uy tính cuộc thi, tại các thành phố chỉ được tổ chức ở các địa diểm nhất định do Japan Foundation chủ trì và chỉ những giáo viên có kinh nghiệm và uy tính được tham gia tổ chức thi( tương tự như IELTS).
JLPT chỉ được tổ chức tại 3 thành phố lớn gồm: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
Hà Nội: 2 lần trong năm vào đầu tháng 7 và tháng 12
Khoa Đông Dương, ĐH Ngoại ngữ- ĐH Quốc gia Hà Nội
Đại học Hà Nội
Đà Nẵng: Chỉ tổ chức vào tháng 12
Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng
Tp. Hồ Chí Minh: tổ chức một lần vào tháng 12 hằng năm
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Kinh nghiệm trước khi thi JLPT
Kỳ thi JLPT tháng 07 năm 2018 sắp đến rồi mọi người ơi, hôm nay mình sẽ chia sẻ cho mọi người một sốkinh nghiệm thi JLPT (năng lực Nhật ngữ) hi vọng giúp ích cho các bạn mới đăng ký thi JLPT lần đầu cũng như nhắc nhở lại các bạn đã từng thi qua kỳ thi này rồi nhé.
2. Kinh nghiệm trước, trong và sau khi thi JLPT
- Nhớ mang theo phiếu dự thi (được gửi kèm phong bì) mà nếu quên cũng không sao, vẫn được thi như bình thường. Cái cần mang là CMTND hoặc Hộ chiếu,nếu thiếu cái này thì sẽ không được thi JLPT, hoặc được thi nhưng phải làm giấy cam đoan (mang giấy tờ tùy thân sau 10 ngày đến văn phòng). Giám thị sẽ kiểm tra CMTND và sẽ phát lại thẻ dự thi (để đi nhận kết quả sau này) do đó phiếu dự thi không mang đi cũng được, nhưng CMTND (hoặc Hộ chiếu) thì bắt buộc phải mang theo.
- Đem theo nước uống, nếu cần thì đem thêm 1 chai nước tăng lực. Vì thi rất dài, nghỉ giải lao tầm 20 phút nên bạn cần đem sẵn theo nước, nhất là vào mùa hè. Nước tăng lực có cafein giúp tỉnh táo.
- Ăn sáng đầy đủ, ăn nhiều thịt (vì tốt cho não).
- Bút chì 2B
Trong khi thi:
- Thời gian bài thi JLPT khá dài, từ 9h – 12h00 hoặc hơn tùy vào đề thi (N3 là dài nhất và N5 là ngắn nhất), cộng với các thủ tục chắc phải mât đến 180 phút), có 3 lần nghỉ giữa các phần, thỉnh thoảng nên nhấp ngụm nước.Thi những 3 tiếng rưỡi mà không có nước, não sẽ làm việc không hiệu quả nhất. Và giờ nghỉ các bạn nên ra ngoài hít khí trời, ngồi trong phòng bé tẹo mãi, thiếu oxy cũng không tốt cho não.
- Bài thi làm hoàn toàn bằng bút chì (2B), không nên xài 3B vì nó quá đậm và cũng không nên xài HB vì nó quá nhạt. Mang theo bút bi là không cần thiết.
- Làm xong rồi thì đừng check, so đáp án làm gì mất công, có khi lại xuống tinh thần, tốt nhất là làm ngụm nước, ra hành lang hít thở không khí, đi vệ sinh (rất quan trọng, thi đọc mất 70 phút, đang làm bài đọc, đầu đã căng thì chớ, bàng quang cũng căng thì sẽ không làm được bài đâu), nếu thích có thể đọc qua chút tài lịêu chuẩn bị cho phần thi kế tiếp.
- Xé giấy thi phải hết sức cẩn thận, tránh làm rách, vì sẽ không có tờ thay thế.Chú ý đến thời gian, mỗi phần nên có chiến lược thời gian cụ thể. Nếu bạn đã làm quá thời gian quy định cho phần từ vựng, hãy khoanh bừa và dành thời gian cho các phần sau.
- Chú ý đến thời gian, mỗi phần nên có chiến lược thời gian cụ thể. Nếu bạn đã làm quá thời gian quy định cho phần từ vựng, hãy khoanh bừa và dành thời gian cho các phần sau.
Sau khi thi:
Nhớ được câu nào cần thì kiểm tra, không thì cũng không sao cả. Thông thường thì những câu trong phòng thi bạn không làm được, thi xong ra ngoài check lại thì sẽ nhớ rất lâu.
- Cất giữ cẩn thận phiếu giữ thi để về sau xin kết quả, các bạn cũng nên ghi lại mật khẩu để kiểm tra kết quả online phòng khi quên.
- Đúc kết lại kinh nghiệm cho kì thi lần sau và chuẩn bị lên kế hoạch cho kì thi JLPT sắp tới.
3. Cấu trúc đề thi JLPT
3.1. Từ vựng (文字・語彙 (moji・goi)
3.1.1. Tổng quan
Một số các bạn sợ học từ vựng tiếng nhật, đặc biệt là chữ kanji khi mà khi yêu cầu luyện thi năng lực tiếng nhật một số cấp độ cần một số từ kanji nhất định.
Ví dụ:
Luyện thi năng lực tiếng nhật :
N5 là 80 chữ kanji
N4 là 200 chữ kanji,
N3 là 500 chữ kanji,
N2 là 1000 chữ kanji,
N1 là trên 2000 chữ kanji
Với một số bạn khi bắt đầu ôn luyện thi tiếng nhật thì học chữ kanji đã thấy khó mà nhìn vào số lượng chữ kanji cần nhớ lại càng sợ đặc biệt với cấp độ N2,N1.Muốn học từ vựng tiếng nhật tốt thì không còn cách nào khác là mọi người phải chăm chỉ. Hãy tạo cho mình một thói quen khi học từ vựng, ví dụ mỗi ngày học 5 – 10 từ vựng tùy vào khả năng ,trí nhớ của mình. Ngoài việc nhớ các từ thì các bạn phải nhớ cả cách đọc nữa vì trong bài luyện thi tiếng nhật có cả phần đọc của từ vựng tiếng nhật. chỉ cần các bạn chịu khó học từ vựng thành một thói quen thì chẳng mấy các bạn sẽ có một số lượng lớn vốn từ vựng tiếng nhật. ví dụ như cách học trên 1 năm bạn có thể có 2500 từ. con số có lớn không nào ?
3.1.2. Chi tiết
Phần thi | N5 | N4 | N3 | N2 | N1 |
Từ vựng | 25 phút, 3 phút để kiểm tra lại (22 phút làm bài) | 30 phút, 4 phút để kiểm tra lại (26 phút làm bài) | 30 phút, 4 phút để kiểm tra lại (26 phút làm bài) | Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu : 105 phút, 5 phút để kiểm tra lại (100 phút làm bài): | Từ vựng – Ngữ pháp – Đọc hiểu : 110 phút, 7 phút để kiểm tra lại (103 phút làm bài): |
Kanji | 6 Phút | 5 Phút | 4 Phút | 3 Phút | 3 Phút |
Cách đọc Hiragana | 4 Phút | 3 Phút | 3 Phút | 3 Phút | Không có bài thi |
Biểu hiện từ | 7,5 Phút | 8 Phút | 9 Phút | 8 Phút | 4 Phút |
Đồng nghĩa | 4,5 phút | 4,5 phút | 5 phút | 3 Phút | 4 Phút |
Cách dùng từ | Không có bài thi | 5 phút | 5 phút | 5 phút | 6 Phút |
Cấu tạo từ | Không có bài thi | 3 phút | Không có bài thi |
3.2.Văn phạm 文法 (bunpou)
3.2.1. Tổng quan
Ngữ pháp tiếng nhật thường là phần dễ nhất trong bài luyện thi năng lực tiếng nhật. Phần này sẽ kiểm tra các kỹ năng về ngữ pháp tiếng nhật được yêu cầu tùy từng cấp độ mà bạn đăng ký dự thi dưới dạng ý nghĩa và cách dung. Ví dụ như ngữ pháp để tạo câu, dung thể từ điển,hiện tại hay quá khứ…
Khi bạn đã học và hiểu về ý nghĩa và cách dùng của các cấu trúc ngữ pháp, cũng như luyện tập rất nhiều với các câu hỏi ngữ pháp của các năm trước, sẽ không khó để bạn có thể kiếm điểm cao ở phần này.
Ngoài ra việc có một vốn ngữ pháp tốt cũng giúp bạn hiểu các bài báo dễ dàng hơn trong phần đọc.
3.2.2. Chi tiết
Phần thi | N5 | N4 | N3 | N2 | N1 |
Phần Ngữ pháp và đọc hiểu | 50 phút, 2,5 phút để kiểm tra lại (47,5 phút làm bài) | 60 phút, 4 phút để kiểm tra lại (46 phút làm bài) | 70 phút, 4 phút để kiểm tra lại (66 phút làm bài) | ||
Dạng ngữ pháp | 8 Phút | 7,5 Phút | 7 Phút | 6 Phút | 5 Phút |
Thành lập câu | 7,5 Phút | 7,5 Phút | 7 Phút | 5 Phút | 5 Phút |
Ngữ pháp trong đoạn văn | 9 Phút | 9 Phút | 8 Phút | 6 Phút | 6 Phút |
3.3. Đọc hiểu 読解 (dokkai)
3.3.1. Tổng quan
Trong luyện thi năng lực tiếng nhật thì phần đọc hiểu tiếng nhật được chú ý hơn ở các cấp độ cao N2,N1 . Một số các bạn khi tham dự kỳ thi năng lực tiếng nhật, điểm tổng thường bị kéo xuống do yếu trong phần đọc hiểu bởi vì phần này chiếm nhiều điểm trong bài thi hoặc là có thể do một số chữ kanji mà bạn chưa từng va chạm đến.
Một số bạn thường bị tiêu tốn thời gian trong những phần này mà không nghĩ đến những phần ngữ pháp và từ vựng những nội dung có thể đạt được điểm cao. Với phần này mình khuyên các bạn hãy làm phần từ vựng và ngữ pháp trước bời vì thời gian giành cho các phần này là ít hơn và cũng dễ dàng hoàn thành hơn. Phần đọc luôn luôn là phần cuối cùng trong bài thi. Trong bài đọc thì các bạn nên làm các đoạn ngắn trước vì thường 2 bài đọc đầu tiền thường dài nhất và chứ nhiều câu hỏi . Điểm chính là mọi người phải hiểu câu hỏi hỏi về vấn đề gì do đó mọi người nên đọc câu hỏi trước nhé. Hầu hết những phần liên quan đến câu hỏi sẽ ở phần gạch dưới trong bài đọc.
3.3.2. Chi tiết
Phần thi | N5 | N4 | N3 | N2 | N1 |
Đoạn văn ngắn | 9 Phút | 12 Phút | 10 Phút | 10 Phút | 8 phút |
Đoạn văn trung bình | 6 Phút | 12 Phút | 16 Phút | 18 Phút | 18 Phút |
Đoạn văn dài | Không có bài thi | Không có bài thi | 10 Phút | Không có bài thi | 12 Phút |
Đọc hiểu tổng hợp | Không có bài thi | Không có bài thi | Không có bài thi | 10 Phút | 12 Phút |
Đọc hiểu chủ đề | Không có bài thi | Không có bài thi | Không có bài thi | 10 Phút | 12 Phút |
Tìm kiếm thông tin | 5 Phút | 10 phút | 8 phút | 10 phút | 8 Phút |
3.4. Nghe hiểu 聴解 (choukai)
Nghe được coi là phần khó nhất đối với hầu hết các thí sinh bởi vì trong suốt bài thi bạn chỉ có một lần để nghe các câu hỏi và phải trả lời nó ngay lập tức, ngay cả khi bạn quên câu hỏi hoặc không hiểu chúng tí nào. Và không có thời gian để quay lại các câu hỏi trước mà bạn đã quên.
Trừ khi bạn đang sống ở Nhật bản, cách duy nhất để cải thiện kỹ năng nghe là nghe tiếng Nhật nhiều hơn, có thể thông qua các bài luyện nghe tiếng Nhật online hoặc các đĩa CD.
Bên cạnh nghe các tin tức bằng tiếng Nhật và xem các buổi truyền hình (đối với các cấp độ cao) bạn có thể luyện tập thêm với các đĩa CD của các đề thi Năng lực tiếng Nhật các năm trước nhiều lần.
4. Mẹo để đạt điểm cao trong bài thi JLPT
4.1.Hiểu các dạng câu hỏi trong bài kiểm tra của bạn
Tất cả các bài thi năng lực tiếng Nhật JLPT từ cấp N1 đến N5 đều có các loại câu hỏi khác nhau, mình Một số câu hỏi, đặc biệt là ở cấp độ trung cấp và cao cấp đòi hỏi phải học và suy nghĩ. Việc biết những gì sẽ được hỏi trước khi tham gia bài thi có thể trực tiếp giúp bạn trước khi thi thật.
Ví dụ: Một số câu hỏi về Kanji cấp độ N1 yêu cầu bạn đọc một mục có chứa một câu với Hiragana thay cho chữ Kanji, sau đó nhìn vào bốn câu trả lời. Câu trả lời cũng có hiragana thay cho Kanji … tất cả đều có cách đọc giống nhau trong mục này. Điều này kiểm tra kiến thức của bạn về cách dùng và ý nghĩa của từ đồng âm chữ Kanji khác nhau.
Ngữ pháp 文法 (bunpou)
Ngữ pháp là phần dễ dàng hơn trong bài thi. Phần thi này sẽ đánh giá mức độ hiểu biết của người học về ngữ pháp tiếng Nhật theo từng cấp độ dưới dạng hình thức kiểm tra về cách dùng và ý nghĩa. Phương pháp đạt điểm cao trong kỳ thi tiếng Nhật ở phần này đó là luyện tập càng nhiều càng tốt. Không chỉ giúp bạn có kết quả khả quan ở bài thi, hiểu sâu về ngữ pháp tiếp Nhật cũng là cách học tiếng Nhật hiệu quả trong phần bài đọc.
Đọc Hiểu 読解 (dokkai)
Rất nhiều học viên tiếng Nhật có kết quả không tốt trong bài thi do khả năng đọc kém. Không những là phần thi nhiều điểm nhất, bài Đọc hiểu trong tiếng Nhật còn chứa nhiều từ vựng kanji mà nếu không có khối từ vựng phong phú, bạn hoàn toàn không hiểu tác giả muốn nói về điều gì.Vì thế phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả cho phần này cũng chính là bạn phải học nhiều từ vựng và nắm bắt ngữ pháp.
Phân bổ thời gian hợp lý cũng là một cách làm bài thi tiếng Nhật hiệu quả.Nhiều người thường dành quá nhiều thời gian cho phần này mà không ước lượng được khoảng thời gian dành cho những phần còn lại, dẫn đến thiếu thời gian và không hoàn thành bài thi được tốt.
Nếu bạn đọc chậm và không được tốt lắm, hãy làm những phần từ vựng và ngữ pháp trước khi chuyển xuống bài đọc cuối cùng, và hãy đọc những bài ngắn trước và để bài luận dài ở sau.Với cách học tiếng Nhật như thế này có nghĩa bạn sẽ đọc và trả lời câu hỏi từ trang sau cho đến trang trước, bởi bài đọc đầu tiên luôn là những bài đọc dài và khó hiểu hơn.
Điều quan trọng khi bạn đọc một bài văn tiếng Nhật đó là đừng cố gắng hiểu toàn bộ bài viết. Cách hiệu quả nhất để học tiếng Nhật trong trường hợp này đó là hãy hiểu câu hỏi muốn hỏi điều gì. Hãy đọc câu hỏi trước và xác định thông tin trả lời cho câu hỏi đó ở phần nào.Sau đó hãy đọc kỹ phần đó chứ không phải bạn dành thời gian cho từng chi tiết của bài viết.
Nghe hiểu 聴解 (choukai)
Nghe thường là phần thi khó nhất trong bài thi Năng lực Tiếng Nhật bởi với mỗi câu hỏi bạn chỉ được nghe một lần duy nhất và phải trả lời ngay lập tức sau đó.Vì thế, phương pháp học tiếng Nhật hiệu quả cho phần này sẽ là, nếu bạn không thể trả lời câu hỏi nào, hãy bỏ nó lại, đừng để mất thời gian cho câu khác. Bạn sẽ không có thời gian để xem lại câu trả lời của mình, vì thế hãy cố chọn đáp án mà bạn cho là đúng nhất, ngay cả khi bạn không thể hiểu người ra đề đang hỏi về vấn đề gì.
Nếu bạn không sống tại Nhật Bản, cách duy nhất đê nâng cao khả năng nghe tiếng Nhật đó là sử dụng Internet hay CD.
Trước khi bạn luyện tập với những bài nghe từ những mẩu tin tức tiếng Nhật hay xem phim, hãy luyện nghe những bài nghe của các kỳ thi năng lực tiêng Nhật các năm trước. Sau đây là một số mẹo để bạn nâng cao kỹ năng nghe tiếng Nhật của mình: Hãy nghe đi nghe lại ít nhất 5 lần trước khi nhìn vào bản script. Sau khi đã đọc qua script, hãy tiếp tục nghe ít nhất 5 lần nữa
4.2.Học thành tiếng
Một phương pháp rất nhiều sinh viên bỏ qua là đọc to. Điều này đặc biệt hữu ích cho việc thực hành Kanji. Khi đọc khẽ tiếng Nhật có thể dễ dàng lướt trên chữ Kanji mà bạn biết ý nghĩa. Chữ Kanji giúp bạn có thể đọc nhanh và bớt khó khăn. Tuy nhiên, khi tham gia các bài thi Năng lực tiếng Nhật, cách phát âm, hoặc làm thế nào có thể đọc được chữ Kanji trong một ngữ cảnh sử dụng nhất định hoặc kết hợp cũng quan trọng như biết ý nghĩa của từ này. Nếu bạn đang ở trong một nhóm nghiên cứu, làm việc với một gia sư tiếng Nhật, bạn có thể nhận được sự điều chỉnh ngay lập tức, sau đó hãy tạo một danh sách từ vựng mà bạn thường xuyên mặc sai lầm khi dùng.
4.3.Sử dụng thẻ Flash
Thẻ flash giúp ích rất nhiều khi luyện thi Năng lực tiếng Nhật JLPT. Nếu bạn đang học các cấp độ mới bắt đầu, thẻ flash có thể là cách tuyệt vời để thực hành nhận biết ngay về hiragana, katakana, hay một số từ Kanji đơn giản. Ở các cấp độ cao hơn, kết hợp chữ Kanji hoặc đọc đặc biệt của ký tự Kanji thông thường có thể được xem xét với thẻ flash. Ngoài những điều trên, trong quá trình thực tế khi học, hãy tạo các thẻ flash bản thân sau mỗi buổi học. Tự tay viết các chữ Kanji một cách gọn gàng nhất có thể là một cách tuyệt vời để nhớ chúng, đặc biệt là cho những sinh viên sử dụng nhiều công nghệ để nghiên cứu.
4.4.Biết các từ được sử dụng cho các đồ thị
Biết những từ thích hợp sử dụng cho các biểu đồ hoặc hình ảnh minh họa trực quan dữ liệu khác có thể là một cách tuyệt vời để đảm bảo điểm số cao trong bài thi. Sẽ có một câu hỏi hoặc thậm chí loạt các câu hỏi việc sử dụng các thuật ngữ như “gia tăng”, “phát triển”, “giảm”, “co lại”, và các thuật ngữ khác có thể dùng để nói về xu hướng của dữ liệu. Mỗi cấp độ ngày càng khó hơn và đặc biệt hơn để nói về những điều này, do đó làm quen với các thuật ngữ thích hợp chính là chìa khóa quan trọng để ghi điểm phần đồ thị.
4.5.Xem nhanh bài thi nghe khi có thể
Một số học sinh trong và ngoài nước thường “gian lận” bằng cách nhìn qua phần nghe trước khi nó thực sự cho phép. Cá nhân tôi không khuyến khích điều này, và không có ý nghĩa gì nhiều cho toàn bộ bài thi của bạn thông qua vài giây nhìn trước vào phần nghe. Tuy nhiên sẽ có cơ hội để lướt qua một cách hợp pháp và cung cấp cho bộ não của bạn một cơ hội để nhớ lại một số từ vựng thích hợp hoặc từ khoá có thể xuất hiện trong một phần câu hỏi. Nhiều mục trong các bài nghe sử dụng bản vẽ, và chỉ trong nháy mắt có thể là một sự chuẩn bị tuyệt vời cho một phần cụ thể
4.6.Chuẩn bị bằng cách học trong một thời gian dài
Thông thường, việc học nên được thực hiện khi một sinh viên đã chuẩn bị tinh thần, và quan tâm thực sự, tuy nhiên các bài thi Năng lực tiếng Nhật JLPT là một bài thi dài. Thí sinh, những người đã không bao giờ ngồi vào bàn và học kanji hàng giờ liền, hoặc những người chưa bao giờ luyện nghe tiếng Nhật trong hơn 30 phút liên tục có thể gặp rắc rối về sức chịu đựng khi tham gia các bài thi Năng lực tiếng Nhật JLPT, đặc biệt là ở cấp cao hơn. Hãy đọc nhiều sách tiếng Nhật trong môi trường yên tĩnh nhưng áp lực cao. Tốt nhất là chuẩn bị sẵn sàng với khả năng chịu đựng cần thiết.
4.7.Ngủ ngon trước khi tham gia bài thi
Giấc ngủ có khả năng thay đổi đáng kể hiệu suất thi của bạn. Các bài thi sẽ có điều kiện khác nhau rất nhiều, thậm chí tại các địa điểm khác nhau trong phạm vi nước Nhật. Một số sẽ được tổ chức trong môi trường quá nóng hoặc dưới không khí giảng đường rất lạnh. Rất dễ cảm thây buồn ngủ trong phòng thi ấm áp với không có gì khác ngoài các trang giấy thi, hiragana, katakana, và Kanji sẽ giữ cho bạn tỉnh táo. Một số các bài đọc dài được thiết kế để kiểm tra độ bền chống lại sự nhàm chán thay vì đoạn tiểu luận thú vị thường tìm thấy trong sách giáo khoa thực hành.
4.8.Tắt điện thoại di động của bạn, hoặc để nó ở nhà
Một số báo thức điện thoại di động được thiết kế luôn mở cho dù bạn đang bật hay tắt. Nhiều người có bị đuổi ra khỏi phòng thi vì sử dụng điện thoại di động. Bởi vì tai tiếng gian lận liên quan đến các điện thoại thông minh trên các kỳ thi vào đại học và các bài kiểm tra Năng lực tiếng Nhật khác nên đừng ngạc nhiên nếu giám thị yêu cầu về nội quy thi đặc biệt nghiêm ngặt.
4.9.Mang đi một cái gì đó để ăn
Trừ khi bạn đã quen thuộc với địa điểm thi và chắc chắn rằng bạn sẽ có thể để có được một cái gì đó để ăn, tôi sẽ khuyên bạn nên mua một cái gì đó để ăn cho bữa trưa vào buổi sáng, hoặc đóng gói một cái gì đó từ nhà. Đối với địa điểm thi ở Nhật Bản, ngay cả khi có quán ăn tiện lợi, cửa hàng thực phẩm trong khu vực, họ có thể được đông đúc với đầy thí sinh khác. Điều quan trọng cần ghi nhớ rằng lịch trình thi khác nhau theo từng cấp độ, vì vậy khi bạn đã nhận được nghỉ ăn trưa của bạn từ các bài thi N2, các thí sinh của bài thi N4 có thể đã mua tất cả các hộp cơm trong các cửa hàng.
4.10.Nghiên cứu cho đến phút cuối cùng
JLPT là loại bài thi mà trong phút cuối cùng một chữ Kanji hay cấu trúc ngữ pháp có thể ghi vào tâm trí của bạn chỉ và giúp ích rất nhiều trong bài thi. Một số người làm các câu hỏi mẫu trước khi thi, nhưng tôi khuyên bạn chỉ cần liếc qua một số sách giáo khoa hoặc ghi chú
4.11.Hãy sẵn sàng cho bài thi Năng lực tiếng Nhật
Nếu bạn đang học ở một nơi, hoặc từ một giáo viên người Nhật nói giọng khu vực hoặc phương ngữ, hãy chuẩn bị cho bài thi tiếng Nhật dựa vào giọng nói chuẩn hoặcphong cách phương ngữ. Mặc dù tôi đã nghe nói về bài nghe hoặc đoạn câu hỏi ngắn sử dụng một chút Kansai, phần lớn bất kỳ tiếng lóng hay ngôn ngữ bình thường sẽ là giọng Tokyo. Nó sẽ không thực sự ảnh hưởng đến khả năng của bạn để trả lời các câu hỏi một cách chính xác, nhưng có thể gây một chút phân tâm nếu có một số thuật ngữ quen thuộc được phát âm theo giọng địa phương.
4.12.Nhắc nhở mình về tất cả các dạng câu hỏi multi-choice bạn đã được học
Bài thi JLPT có nhiều lựa chọn đáp án. Có một số kỹ thuật để tiếp cận câu hỏi trắc nghiệm. Điều quan trọng là để tìm thấy những loại phương pháp tiếp cận phù hợp với bạn nhất. Bỏ qua trường hợp lý tưởng là nếu bạn nhìn vào một câu hỏi và lựa chọn câu trả lời chính xác một cách ngay lập tực. Đối với vài câu hỏi không phù hợp, nhiều kỹ thuật lựa chọn như làm mất đi các chỉ tiêu rõ ràng là không chính xác, cố gắng để phát hiện câu trả lời tương tự nhưng hơi khác nhau, hoặc tập trung vào bản thân các câu trả lời, lưu ý sự khác biệt giữa chúng làm có thể là một trợ giúp lớn để tìm ra câu trả lời.
4.13.Làm các bài tập luyện thi
Những người ra đề thi năng lực tiếng Nhật JLPT sử dụng những gì có ích. Kết quả là, họ có xu hướng sử dụng các biến thể của câu hỏi từ các bài kiểm tra trước đây. Sẽ là một lợi thế khi làm một số bài thi trước đây trong những tháng trước khi kỳ thi riêng của bạn diễn ra bởi vì bạn có thể xem các câu hỏi tương tự, hoặc các chủ đề tương tự như cũng như ôn lại toàn bộ kiến thức một lần nữa. Nhiều bài tập trong số các bài thi là khó khăn hơn so với các bài thi thực tế cũng có thể là một cách tuyệt vời làm cho các thí sinh thoải mái và tự tin trong thời gian ôn tập. Cũng nên thử sức các câu hỏi mẫu có thể cung cấp gợi ý những gì sắp đến.
4.14.Thời gian cho mình
Như đã đề cập trong ví dụ trên, việc làm bài luyện thi JLPT có thể làm nâng cao rất nhiều cho điểm số của bạn. Khi làm bài kiểm tra thực hành ở nhà hoặc trên của riêng bạn, thật dễ dàng làm bài với thời gian tùy thích. Điều đó là quan trọng tuy nhiên hãy làm các bài thi được tính thời gian khi có thể, vì các bài thi thực tế sẽ được tính đúng giờ
Có thể ngạc nhiên một số người khi nghe điều này, nhưng tôi tin rằng tính toán thời gian trong các bài kiểm tra nghe là rất quan trọng. Các bài thi JLPT sử dụng một loại câu hỏi trong bài kiểm tra nghe mà họ gọi là “câu trả lời nhanh”. Điều này về cơ bản nghĩa là câu hỏi tiếp theo sẽ bắt đầu một cách nhanh chóng để lại ít thời gian cho các thí sinh trả lời. Nó đặt những thí sinh trong một “người biết hoặc đoán-nó và sau đó di chuyển về” loại tình hình. Trong những trường hợp này rất tốt để có một chút luyện tập với “câu trả lời nhanh” lắng nghe các vấn đề kiểm tra.
Lời khuyên và gợi ý về các bài thi Năng lực tiếng Nhật JLPT học tập nói chung với đồng nghiệp, thí sinh
Sẽ có những chủ đề trong các bài kiểm tra JLPT từ một loạt các hoạt động giáo dục, nguồn gốc, ngôn ngữ học, và triết học. Trao đổi kinh nghiệm với những người có được xung quanh các bài thi có thể là một cách tuyệt vời để đạt được một vài điểm và sự tự tin. Những người khác có thể có thể cung cấp lời khuyên và gợi ý từ các giáo viên khác nhau cho những ý tưởng mới. Cách tốt nhất là tạo ra một nơi tuyệt vời để làm cho bạn bè những người chia sẻ lợi ích chung và dành nhiều giờ mỗi tuần để học tiếng Nhật.
Tóm lại: Điều quan trọng đối với những người đang học và luyện thi tiếng Nhật là nhớ rằng vượt qua bài thi JLPT không phải có thể kết thúc việc học tiếng Nhật. Nó là một công cụ hữu ích cho đo mức, xác định trình độ, chứng minh năng lực. Đối với những người đang tìm cách để tham dự kỳ thi mùa đông này hoặc mùa hè, tôi hy vọng rằng bài viết này sẽ có một số những gợi ý, làm giảm áp lực hoặc thậm chí làm cho các bài thi Năng lực tiếng Nhật trở nên thú vị hơn.
4.15. Làm các điều sau càng nhiều càng tốt
1. Nghe ít nhất 5 lần không nhìn vào lời thoại
2. Sau khi đọc lời thoại một lần, nghe lại ít nhất 5 lần nữa
3. Nghe cùng với lời thoại ít nhất 3 lần nữa
4. Không nhìn vào lời thoại, cố gắng đọc to khi bạn nghe ở 3 lần tiếp nữa
Mặc dù nghe theo cách trên rất tốn thời gian nhưng nó rất hiệu quả để bạn quen với các loại câu hỏi có trong bài thi.
Trước khi tham dự kỳ thi:1. Bắt đầu bước vào “giai đoạn nước rút” càng sớm càng tốt:
Đừng bao giờ đợi “nước đến chân mới nhảy”, đợi đến sát ngày thi rồi mới cuống cuồng lục tìm sách vở, dù trong lúc học có nắm chắc kiến thức thì do tâm lý thi cử, bạn sẽ rất dễ rơi vào trạng thái stress nặng nề do phát hiện ra quá nhiều vấn đề về kiến thức của mình trong khi không còn thời gian nữa. Hãy bắt đầu giai đoạn nước rút càng sớm càng tốt, ít nhất bạn củng còn 2 ngày để xem lại những phần kiến thức mình đã học và ôn trong mấy tháng trời này nhé.
Mỗi cấp độ từ N5 đến N1 đều có trên dưới 100 mẫu ngữ pháp, đặc biệt là lấy lại thói quen và phong độ đọc – hiểu và nghe – hiểu tốc độ thì với kỳ thi JLPT, bạn không thể trong một ngày để kịp “nhồi nhét” bất cứ một vấn đề gì. Hãy bắt đầu ngay từ hôm nay đừng chần chừ gì nữa!
4.16.Lên kế hoạch làm bài thi
Trong bài thi JLPT bạn sẽ cần phải thể hiện kiến thức ở các phần : Từ vựng -Chữ hán, Ngữ pháp, Đọc – hiểu, Nghe- hiểu, mỗi phần đều có mức điểm ngang nhau, đều quan trọng như nhau. Bạn có thể dựa vào khả năng của mình để tập trung phân bổ khung thời gian kiến thức mình đã học để làm bài đạt hiệu quả cao. Phần kiến thức nhiều hơn cho một kỹ năng nào đó bạn chưa nắm chắc nhưng cũng không nên chủ quan bỏ qua bất cứ một nội dung nào.
Một gợi ý nhỏ là bạn có thể lên một khung thời gian cố định như sau:
Ví dụ:
Phần thi từ vựng kiến thức N3: Bạn có 35 câu hỏi (bạn bố trí khung thời gian khoảng 30 phút để đọc đề và khoan đáp án đúng.
Phần thi ngữ pháp – đọc hiểu N3: bạn có 41 câu phần nay khó hơn từ vựng bạn cần phải có thời gian dài hơn để đọc đề và suy nghĩ.
Phần nghe được quy định thời gian sẳn rồi nên cách tốt nhất là mình tập nghe File nghe của đề thi trước đây làm quen với cách làm và khung thời gian làm bài để khi thi đở bở ngỡ
Tóm lại là lên một lịch trình thật rõ ràng và phân bổ thời gian hợp lí cho việc làm bài thi để bạn không bị quá tải cũng như quá sa đà vào một vấn đề nào đó rồi thoát hoài không ra.
4.17.Chọn phương pháp ôn luyện phù hợp với từng kỹ năng
Đối với phần Từ vựng – chữ Hán: Phương pháp ôn tập hợp lý nhất trong giai đoạn nước rút là học qua flashcard. Bạn vừa có khả năng lướt qua được hết khối lượng từ mà bạn cần phải nắm, bạn sẽ chỉ phải dừng lại một chút vào từ nào mà mình hoàn toàn đã quên, hay bổ sung từ mới. Ngoài ra có thể học từ mới, chữ Hán qua bài đọc, bài tập ngữ pháp. Tuy nhiên, ở giai đoạn này, hãy tra từ điển càng ít càng tốt mà học cách đoán từ, nếu như có gặp lại từ ấy trong bài thi, có thể chưa kịp nhớ nhưng bạn hoàn toàn có thể nhớ lại được văn cảnh mà nó xuất hiện để đoán ý nghĩa.
4.18.Ôn luyện các đề thi phỏng theo đề thi JLPT gốc
Trong quá trình luyện thi JLPT, 1 trong những cách tốt nhất đó là luyện tập thông qua các đề thi phỏng theo đề JLPT thật, hoặc các đề thi JLPT các năm trước đó. Như vậy, bạn có thể vừa ôn luyện kiến thức, vừa làm quen được với cấu trúc đề thi JLPT thật. Ngoài ra thì bạn có thể tìm thêm các sách ôn luyện tiếng Nhật. Trong các đề thi tiếng Nhật sẽ có phần kiểm tra Kanji và đặc biệt các bài đọc trong đề thi tiếng Nhật đều dùng Kanji, không có phần dịch sáng hiragana cho các bạn và nếu có cũng chỉ 1 vài từ, nên các bạn cần trang bị cho mình một lượng Kanji đủ nếu muốn nâng cao điểm thi tiếng Nhật.
4.19.Làm bài thi thử JLPT
Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi JLPT, mọi người vẫn luôn có thể tham gia các bài thi thử JLPT (có thể từ các trường đại học, trung tâm, hoặc thậm chí là tự thi, tự bấm thời gian và tự chấm điểm). Bằng cách này bạn có thể thử trải nghiệm cảm giác tham gia kỳ thi JLPT, bao gồm cả về mặt không khí kỳ thi, tinh thần khi tham gia thi và khi bạn bắt đầu làm bài thi JLPT chính thức thì ít nhiều bạn sẽ đỡ cảm thấy bối rối và đỡ lo hơn (mặc dù áp lực trong kì thi thử luôn thấp hơn nhiều so với kì thi thật).
4.20.Tin tưởng bản thân
Rất nhiều trường hợp có những bạn rơi vào trạng thái lo sợ và căng thẳng, luôn đặt ra câu hỏi rằng “liệu mình có thi đỗ không?”, “liệu mình có thể qua được kì thi này không?”. Lời khuyên ở đây là các bạn sẽ cần phải tin tưởng vào chính bản thân mình, vào những gì mình đã lĩnh hội được trong suốt thời gian học tiếng Nhật. Giống như 1 câu nói nổi tiếng: “Kẻ thù lớn nhất của mỗi con người là chính bản thân mình”, và như vậy nếu bạn sợ hãi, tự ti với khả năng của bản thân thì bạn sẽ càng tự tạo cho mình khó khăn cho bản thân. Hãy tự tin, và tin tưởng vào khả năng bản thân!
5. Giải đáp thắc mắc kỳ thi JLPT
Tiếp tục với những thắc mắc đến từ các bạn sắp thi JLPT để chuẩn bị những kỹ năng và mẹo làm bài thi hiệu quả, hôm nay chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi mà các bạn đang chuẩn bị thi JLPT rất quan tâm.
Câu 1: Các senpai đi trước có chú ý gì trước khi chuẩn bị kỳ thi năng lực tiếng Nhật không ạ? Nên chuẩn bị những gì trước khi thi? Nội dung thi N2 chỉ có N2 hay xen lẫn N1 nữa ạ? 宜しくお願いします
Bạn thi N2 nên cũng làm quen với kỳ thi năng lực Nhật ngữ rồi đúng không ạ. Việc chuẩn bị cho kỳ thi ngoài kiến thức vững vàng cần giữ tâm lý thoải mái, tinh thần bình tĩnh để làm bài hiệu quả nhất. Nội dung thi không thể phân biệt rõ ràng đâu là kiến thức N2 hay N1, tuy nhiên trình độ N2 bao giờ kiến thức cũng giảm mức độ khó so với N1 bạn nhé.
Câu 2: Cấu trúc thi N3, kanji và ngữ pháp N3 thế nào ạ ?
CẤU TRÚC ĐỀ THI N3 JLPT
a. Từ vựng
(35 câu hỏi, 30 phút)
– Kanji: hỏi cách đọc: 8 câu
– Hiragana: hỏi từ kanji tương ứng: 6 câu
– Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống: 11 câu
– Chọn từ đồng nghĩa: 5 câu
– Dùng từ thích hợp trong câu: 5 câu
b. Ngữ pháp, đọc hiểu: (23 câu)
(41 câu hỏi, 70 phút )
– Điền vào ô trống: 13 câu
– Sắp xếp cụm từ: 5 câu
– Điền vào đoạn văn: 5 câu
c. Đọc hiểu (16 câu)
– Bài đọc ngắn: 4 bài, 4 câu (chủ đề cuộc sống hàng ngày)
– Bài đọc trung: 2 bài, 6 câu (đoạn văn, bài bình luận)
– Bài đọc dài: 1 bài, 4 câu (đoạn văn, bài bình luận)
d. Nghe hiểu
(28 câu, 40 phút)
– Câu hỏi hành động nhân vật trong đoạn hội thoại sẽ làm tiếp theo: 6 câu
– Câu hỏi được đặt trước đoạn hội thoại: 6 câu
– Câu hỏi sau khi nghe xong đoạn hội thoại, thường hỏi ý chính đoạn, ý định nhân vật: 3 câu
– Câu hỏi cho hình vẽ và mô tả yêu cầu: 4 câu
– Câu hỏi chọn câu trả lời tiếp theo cho nhân vật: 9 câu
Kanji và Ngữ pháp bạn học theo giáo trình Soumatome và Speedo nhé
Câu 3: Hiện tại em đang là thực tập sinh, tháng 7 tới em sẽ tham dự kì thi N4. Trong 3 năm làm việc tại Nhật em dự định đạt N1, vì vậy ngay từ đầu em đã học Kanji, nhưng lại rất ít học từ vựng. Không biết điều này có tốt hay không?
Mong anh chị cho em lời khuyên để học tiếng Nhật hiệu quả mà không nhàm chán, Arigato gozaimasu!
Trong 3 năm tại Nhật để đạt N1 không phải là điều quá khó nếu bạn có quyết tâm và dành thời gian để học. Tuy nhiên việc học tiếng Nhật cần cân bằng cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết chữ không nên chỉ chú trọng vào 1 kỹ năng nào. Đặc biệt khi lên đến trình độ N2, N1 lượng chữ Kanji rất nhiều, nên ưu tiên nhớ mặt chữ và cách đọc hơn các viết. Còn từ vựng thì bất kể trình độ nào, cũng đều phải sử dụng ngay cả đi thi và trong giao tiếp hàng ngày nên bạn lưu ý nhé.
Câu 4: Thi bao nhiêu điểm mới đổ kỳ thi JLPT ? Và dưới bao nhiêu điểm thì trượt kỳ thi vậy senpai?
Chào mọi người đây hình như là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất và hỏi . Mình sẽ khái quát sơ về số điểm mà các bạn cần phải đạt được trong kỳ thi này từ cấp độ N5 đến N1 như sau nhé:
N5:
Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N4:
Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N3:
Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N2:
Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N1:
Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Câu 5: Cho e hỏi về cấu trúc và thang điểm của n4 với ạ. Và cho e xin tài liệu ôn thi n4 nữa ạ.
Cấu trúc đề thi JLPT N4 gồm có 3 phần:
– 文字語彙(もじごい):từ vựng, kanji (30 phút – 60 điểm)
– 文法ー読解(ぶんぽうーどっかい):ngữ pháp, đọc hiểu (60 phút – 60 điểm)
– 聴解(ちょうかい):nghe hiểu (35 phút – 60 điểm)
Tài liệu ôn thi N4 bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận tài liệu nhé.
Câu 6: Cho mình hỏi mình học hết 50 bài Mina no Nihongo, mình đăng ký thi N3 được không ạ?
Kiến thức đảm bảo thi N3 là hoàn thành 50 bài Minna no Nihongo. Ngoài ra bạn cần học thêm một khóa kiến thức trung cấp kèm giáo trình luyện thi N3. Tuy nhiên, việc thi đỗ dù mới học hết 50 bài Minna là có thể nên bạn cố gắng trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng tiếng Nhật sơ cấp và là bước đệm để bạn tiến lên kiến thức trung cấp N3. Nhưng nếu như bạn học hết 50 bài Mina no Ni Hongo và muốn thử sức với đề thi N3 thì đều được nhé Coi như đây là 1 cơ hội thử sức mình.
Câu 7: Em đã đỗ N3 và hiện giờ đang chuẩn bị ôn thi N2, em xin hỏi cấu trúc đề thi N2 ba phần như thế nào ạ? Mỗi phần sẽ có các loại đề nào và bao nhiêu câu hỏi?
Cấu trúc đề thi N2 gồm có 2 phần:
Phần 1: Từ vựng, ngữ pháp, đọc hiểu (105 phút)
Phần 2: Nghe hiểu (50 phút)
Từ vựng (Vocabulary)
1. [Kanji reading]Chọn cách đọc đúng cho chữ hán được gạch chân: 5 câu (3 phút)
2. [Orthography] Chọn chữ hán đúng cho từ gạch chân: 5 câu (3 phút)
3. [Word formation] Chọn chữ hán thích hợp điền vào chỗ trống: 5 câu (3 phút)
4. [Contextually-defined expressions] Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: 7 câu (8 phút)
5. [Paraphrases] Chọn từ đồng nghĩa: 5 câu (3 phút)
6. [Usage] Chọn cách sử dụng đúng của từ cho trước: 5 câu (5 phút)
Ngữ pháp (Grammar)
1. [Selecting grammar form] Điền mẫu ngữ pháp thích hợp vào chỗ trống: 12 câu (6 phút)
2. [Sentence composition] Sắp xếp lại câu: 5 câu (5 phút)
3. [Text grammar] Điền từ còn trống vào đoạn văn: 5 câu (6 phút)
Đọc hiểu (Reading Comprehension)
1. [Short passages 短文] Đọc đoạn văn ngắn và trả lời 1 câu hỏi: 5 bài (≈ 200 chữ) (2 phút/bài -> tổng là 10 phút)
2. [Mid-size passages 中文] Đọc đoạn văn tầm trung và trả lời 3 câu hỏi: 3 bài (≈ 500 chữ) (6 phút/bài -> tổng là 18 phút)
3. [Integrated comprehension 統合理解] Có 2 đến 3 đoạn văn, nhiệm vụ là đọc và so sánh giữa 2 đoạn để trả lời 2 câu hỏi: 1 bài (tổng cộng ≈ 600 chữ) (10 phút)
4. [Long passages 長文] Đọc đoạn văn dài và trả lời 3 câu hỏi: 1 bài (≈ 900 chữ) (10 phút)
5. [Information retrieval 情報検索] Xem 1 tờ bướm quảng cáo hoặc 1 bài báo, tạp chí, trích xuất thông tin từ đó để trả lời 2 câu hỏi: 1 bài (8 – 10 phút)
Nghe hiểu (Listening Comprehension)
1. [Task-based comprehension] Nghe câu hỏi, đoạn hội thoại rồi chọn đáp án thích hợp (đòi hỏi khả năng nắm được thông tin cần thiết hay hiểu hành động thích hợp cần làm sau đó): 5 câu
2. [Comprehension of key points] Nghe câu hỏi, đoạn hội thoại rồi chọn đáp án thích hợp (đòi hỏi khả năng nắm được thông tin quan trọng sau khi đã có những thông tin cho trước): 6 câu
3. [Comprehension of general outline] Nghe đoạn hội thoại, rồi nghe họ đọc câu hỏi và đáp án để trả lời (sẽ không có đáp án được ghi sẵn), đòi hỏi người làm bài phải nắm được nội dung chính của hội thoại: 5 câu
4. [Quick response] Phản ứng nhanh, chọn câu trả lời phù hợp với câu nói trước, không có đáp án được ghi sẵn: 11 câu
5. [Integrated comprehension] Nghe một đoạn văn dài, sử dụng khả năng hiểu nội dung thông qua so sánh và tích hợp các nguồn tin khác nhau để trả lời câu hỏi, không có đáp án được ghi sẵn: 3 câu
Bảng đánh giá cấp độ kỳ thi JLPT
N1
Có thể hiểu tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng
Đọc
* Có thể đọc bình luận báo chí viết về các đề tài đa dạng, đọc văn viết hơi phức tạp về mặt lý luận, văn viết có độ trừu tượng cao và hiểu cấu trúc cũng như nội dung bài văn.
* Có thể đọc các bài có nội dung sâu về nhiều chủ đề, hiểu dòng chảy câu
chuyện và ý đồ diễn đạt.
Nghe
* Có thể hiểu chi tiết dòng chảy câu chuyện, nội dung câu chuyện quan hệ giữa các nhân vật và cấu trúc lý luận của nội dung khi nghe các bài nói như hội thoại, tin tức, bài giảng ở các tình huống đa dạng.
N2
Hiểu tiếng Nhật trong các tình huống hàng ngày, thêm vào đó có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật trong các tính huống đa dạng.
Đọc
* Có thể đọc đoạn văn có chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung như các bài báo, bài tạp chí, bài giải nghĩa, bình luận đơn giản… về các chủ đề đa dạng.
* Có thể đọc các bài viết về các chủ đề chung, hiểu dòng chảy câu chuyện và ý đồ diễn đạt.
Nghe
* Có thể nghe các tình huống thường ngày và các bài nói tự nhiên trong các tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, hiểu dòng chảy câu chuyện, nội dung, quan hệ giứa các nhân vật, nắm được ý chính.
N3
Có thể hiểu ở mức nhất định tiếng Nhật dùng trong các tình huống hàng ngày.
Đọc
* Có thể đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về các vấn đề hàng ngày.
* Có thể nắm bắt khái quát thông tin từ tiêu đề báo chí
* Có thể hiểu văn chương hơi khó trong phạm vi nhìn thấy trong các tình
huống hàng ngày nếu được nói diễn đạt lại theo cách khác
Nghe
* Có thể hiểu nội dung cụ thể của câu chuyện cũng như quan hệ các nhân vật khi nghe hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày.
N4
Có thể hiểu tiếng Nhật căn bản
Đọc
* Có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ kanji cơ bản.
Nghe
* Có thể hiểu nội dung hội thoại trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm.
N5
Có thể hiểu ở mức nào đó tiếng Nhật căn bản.
Đọc
* Có thể đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ hiragana, chữ katakana, chữ hán cơ bản dùng trong sinh oạt hàng ngày.
Nghe
* Có thể nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong các tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh.
Trước đây, kỳ thi khả năng tiếng Nhật (JLPT) được chỉ được chia thành 4 cấp độ chứ không phải 5 cấp độ (N5~N1) như hiện nay: Cấp độ 1 (1-kyuu), cấp độ 2 (2-kyuu), cấp độ 3 (3-kyuu), cấp độ 4 (4-kyuu). Mối quan hệ giữa các cấp độ mới (N=New, Nihongo) và các cấp độ cũ như sau:
N1: Giống cấp độ 1-kyuu cũ nhưng cao hơn một chút. Điểm đậu hầu như giống nhau.
N2: Hầu như giống cấp độ 2-kyuu cũ.
N3: Là cấp độ trung gian giữa 2-kyu và 3-kyuu cũ. (CẤP ĐỘ MỚI ĐƯỢC MỞ THÊM)
N4: Hầu như giống cấp độ 3-kyuu cũ.
N5: Hầu như giống cấp độ 4-kyuu cũ.
Nếu bạn nào đã có 1-kyuu hay 2-kyuu thì bạn cũng sẽ đang có trình độ N1 hoặc N2. Còn nếu bạn đang có 3-kyuu thì bạn có trình độ N4, nếu bạn có 4-kyuu thì bạn có trình độ N5.
Đánh giá định lượng (ước lượng) các cấp độ
Nguồn: Tài liệu của JEES (Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc Tế Nhật Bản)
Tổng kết nội dung kỳ thi JLPT mới
Tổng kết nội dung kỳ thi JLPT mới Số liệu ước lượng từ tài liệu của JEES.
Cấp độ
Kanji Từ vựng Nghe
Số giờ học
N5
~100 ~800 Beginner (Bắt đầu) 150 (ước lượng)
N4
~300 ~1,500 Basic (Cơ bản) 300 (ước lượng)
N3
~650 ~3,750 Lower Intermediate (Hạ cấp) 450 (ước lượng)
N2
~1000 ~6,000 Intermediate (Trung cấp) 600 (ước lượng)
N1
~2000 ~10,000 Advanced (Cao cấp) 900 (ước lượng)
Một số nét mới
Kỳ thi JLPT mới sẽ dùng điểm được chuẩn hóa (得点等化), là phương pháp để đánh giá công bằng điểm số trong các kỳ thi với nhau. Ví dụ kỳ thi thời điểm A bạn thi được 130 điểm do đề dễ, nhưng kỳ thi thời điểm B bạn chỉ được 120 điểm do đề khó. Chuẩn hóa điểm số là phương pháp so sánh (bằng thống kê) 2 kỳ thi với nhau để chuẩn hóa điểm về một thang chung. Do đó bạn thi kỳ thi nào cũng hầu như cho số điểm (đã được chuẩn hóa) ngang nhau.
Ngoài ra, bạn sẽ được gửi kết quả là một danh sách những khả năng của bạn (ví du: Viết: Có thể miêu tả cảm xúc…) trong tiếng Nhật.
Các môn thi và thời gian thi
Bạn có thể xem bảng dưới đây, trong đó có 3 phần:
言語知識(文字・語彙・文法): Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, Từ vựng, Ngữ pháp)
読解: Đọc hiểu
聴解: Nghe hiểu
(分: Phút)
Cấp N1 và N2 thi kiến thức ngôn ngữ (chữ, từ vựng, ngữ pháp) và đọc hiểu là chung. Còn N3, N4, N5 thì chia làm hai phần: Phần 1 là kiến thức ngôn ngữ gồm chữ, từ vựng; Phần 2 là kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp và đọc hiểu. Các cấp từ N5~N1 đều có thi nghe hiểu riêng.
Điểm số các phần thi
Điểm các phần thi JLPT như trong bảng sau:
Các phần thi đều có tổng điểm trong phạm vi 0 ~ 180, trong đó:
Cấp N1, N2, N3:
Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): 0 ~ 60
Đọc hiểu: 0 ~ 60
Nghe hiểu: 0 ~ 60
Cấp N4, N5:
Kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp) – Đọc hiểu: 0 ~ 120
Nghe hiểu: 0 ~ 60
Thế nào là thi đậu kỳ thi JLPT?
N1:
Điểm tổng: Trên 100 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N2:
Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N3:
Điểm tổng: Trên 95 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ (Chữ, từ vựng, ngữ pháp): Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N4:
Điểm tổng: Trên 90 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
N5:
Điểm tổng: Trên 80 điểm (Tối đa: 180)
Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm (Tối đa: 120)
Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm (Tối đa: 60)
Chú ý là khác với kỳ thi JLPT trước đây (chỉ cần điểm tổng lớn hơn điểm đậu), kỳ thi JLPT mới ngoài yêu cầu điểm tổng phải lớn hơn mức đậu còn yêu cầu điểm thành phần phải lớn hơn mức chuẩn (ví dụ điểm chuẩn của Đọc hiểu là 19 điểm, điểm chuẩn của Nghe hiểu là 19 điểm.)
Câu 8: Bằng tiếng Nhật có thời hạn bao lâu?
“Học tiếng Nhật bạn sẽ nhận được chứng chỉ gọi tắt là N – kỳ thi năng lực tiếng Nhật, hoặc JLPT (viết tắt của Japanese-Language Proficiency Test) là một bài kiểm tra tiêu chuẩn nhằm đánh giá và xác nhận trình độ thông thạo tiếng Nhật của những người không phải người Nhật dựa trên sự hiểu biết về ngôn ngữ cùng với các kỹ năng đọc và nghe”. Chứng chỉ này có 5 cấp độ từ thấp lên cao N5, N4, N3, N2, N1, (thấp nhất là N5 rồi đến N4, N3, N2, N1) thời hạn khoảng 2 năm, sau đó các bạn cần đi gia hạn lại nếu muốn sử dụng tiếp.
Thông thường các bạn sẽ mất khoảng 6 tháng học liên tục để đạt được cấp độ căn bản N5, khi đã có nền tảng sẽ rất dễ dàng để chinh phục được những cấp độ cao hơn.
Chi tiết về mức độ của các chứng chỉ như sau:
- Cấp độ N5: Với cấp độ này bạn sẽ có khả năng hiểu một ít tiếng Nhật cơ bản.
- Cấp độ N4: Tiếp đến cấp độ N4 bạn sẽ có khả năng hiểu tiếng Nhật cơ bản khá hơn.
- Cấp độ N3: Học đến đây rồi khả năng hiểu tiếng Nhật và sử dụng trong các tình huống hàng ngày tương đối tốt.
- Cấp độ N2: Đây là cấp độ khá cao trong tiếng Nhật khi học đến cấp độ này rồi bạn có thể hiểu tiếng Nhật và sử dụng trong các tình huống hàng ngày sâu xa hơn.
- Cấp độ N1: Cấp độ này là cấp độ tiếng Nhật cao nhất, lúc này bạn có thể giao tiếp và nói chuyện như người bản xứ.
Giải đáp thắc mắc bằng tiếng Nhật có giá trị bao lâu.
Dưới đây là câu hỏi mà hầu hết tất cả mọi người học tiếng Nhật đều quan tâm và muốn biết “ Bằng tiếng Nhật có giá trị bao lâu?”.
Ở trên rất nhiều diễn đàn cũng như các trang mạng xã hội tiêu biểu là facebook, đã có không ít người chia sẻ rằng các loại chứng chỉ tiếng Nhật như JLPT, Top J, Nat test.. .đều có thời hạn. Tuy nhiên không có tài liệu hay bằng cấp nào đề cập đến vấn đề thời hạn sử dụng chứng chỉ cả. Như vậy chúng ta cũng có thể hiểu được rằng các chứng chỉ này hoàn toàn không có thời hạn và có hiệu lực vĩnh viễn. Các bạn đã đi làm chắc đã biết điều này, các công ty sẽ yêu cầu bằng cấp tiếng Nhật đã lấy trong thời gian cao nhất là 2 năm kể từ khi nhận bằng. Vì thực trạng đó, mà các bạn lầm tưởng rằng bằng cấp, chứng chỉ tiếng Nhật có thời hạn. Đó không phải là quy định chính thống mà chỉ là các yêu cầu công việc mà thôi. Mình xin nhắc lại một lần nữa thời hạn bằng và chứng chỉ mà các bạn chia sẻ trên mạng đều bắt nguồn từ các công ty khi tuyển dụng, tùy từng công ty tuyển dụng khi bạn nộp hồ sơ vào họ có yêu cầu bạn phải thi lại bằng tiếng Nhật vì lý do đã củ. Còn lại thì bạn tha hồ xài nhé!
À quên, điều quan trọng là các bạn luôn nhớ rằng phải luôn luôn trau dồi kiến thức tiếng Nhật của mình thường xuyên nhé, tại vì tiếng Nhật là ngôn ngữ khó nếu để lâu không đụng tới e rằng dù cấp độ cao như N2, N1 bạn cũng sẽ vơi bớt đi nhiều phần. Dù bằng tiếng Nhật lâu năm hay gì đó… nhưng khi bạn phô diễn cho người ta thấy level khả năng tiếng Nhật của bạn tốt cũng đủ để chinh phục được các nhà tuyển dụng rồi đúng không nhỉ.
Tham khảo: http://en.wikipedia.org/wiki/Japanese_Language_Proficiency_Test
6. Lộ trình ôn thi
6.1. Lên kế hoạch chương trình học
Đừng vội vàng lao đầu vào làm bất cứ việc gì khi chưa có chiến lược rõ ràng, dù bạn làm có tốt hay tới 1 thời điểm nào đó khó khăn, bạn không biết làm thế nào để thoát ra khỏi nó. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới sự thất bại. Việc học cũng vậy quan trọng không kém cũng cần có kế hoạch cụ thể.
- Thời gian dự kiến : bạn dự định dùng bao nhiêu thời gian để học ( 6 tháng ,1 năm…)
- Phương pháp học là gì : học với sách giáo trình, học online.
- Thời gian mỗi lần học như thế nào : ngày học mấy tiếng, nên học lúc nào.
- Mục tiêu của từng giai đoạn : 2 tuần xong bảng chữ cái, 3 ngày xong 1 lession.
- Nhìn nhận và đánh giá từng giai đoạn nhỏ 1. Từ đó đưa ra nhận xét và phương hướng để tốt hơn : sau 3 tháng thấy lịch trình học như vậy ổn chưa.
- Đo lường và tối ưu : kiểm tra toàn bộ kiến thức đã học. So sánh với mức học trung bình của mọi người. Rút ra kinh nghiệm và phương pháp hiệu quả hơn.
Mình chỉ vạch ra phần chung chung chứ không đi sâu chi tiết bởi mỗi người có điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, không thể áp dụng 1 cách mù quáng được.
6.2. Hành lý chuẩn bị cho việc học
Yếu tố chiếm tới 50% thành công của mọi kế hoạch chính là khâu chuẩn bị. Khi có 1 bản kế hoạch hoàn hảo bạn cần chuẩn bị thật tốt cho quá trình học của mình. Có những chi tiết rất nhỏ nhưng đừng xem thường nó, vì là tự học nên phải tối ưu tất cả như đang lên lớp.
- Sách, vở, bút, máy tính, smartphone ( nếu có càng tốt)
- Flashcash hoặc bìa cứng
- Nếu học truyền thống : Sách giáo trình chuẩn ( tìm mua rất dễ dàng), các tài liệu tham khảo khác như ôn tập Kanji, để học tốt hơn tiếng Nhật.
- Học tại trung tâm : các chương trình học và tài liệu chính thống của Nhật Ngữ Hướng Minh được tối ưu những phần học cơ bản và quan trọng nhất sẽ giúp bạn học đạt kết quả tốt nhât, các công cụ hỗ trợ việc học tập như phần mềm, ứng dụngkhác.
- Ý thức và tinh thần học nghiêm túc : hành trang rất quan trọng mà bạn bắt buộc phải có.
6.3. Bắt tay vào thực hiện
Tùy điều kiện mà áp dụng các hình thức khác nhau. Ở đây Nhật Ngữ Hướng Minh chia sẽ kinh nghiệm của một thành viên tâm huyết tại trung tâm cho các bạn tham khảo thêm nhé! Bỏ qua 1 vài vấn đề linh tinh. Mình xác định học lâu dài lên không quá gấp gáp thường để thời gian rộng hơn. Tất nhiên mọi thứ mình đều tham khảo trước khi học rồi nhé.
- 1 tuần đầu : chinh phục bảng chữ cái Hiragana và Katakana.
Mỗi ngày dành 1 tiếng liền để học và thình thoảng xem lại khoảng 20-30 phút khi rảnh. Mình chọn học qua bìa cứng tự in, tự viết. Sau khi học thuộc với phương pháp flash mình luyện nghe bằng các video trên mạng và audio từ giáo trình của Nhật Ngữ Hướng Minh.
Sau 1 tuần đánh giá kết quả bằng phần mềm ôn tập tiếng Nhật. Mình nhớ được toàn bộ và chắc chắn kiến thức.
- 3 tháng tiếp theo : mục tiêu là giáo trình sơ cấp minna no nihongo
Nắm chắc bảng chữ cái trong tay mình nghỉ 1 ngày và bắt đầu mục tiêu mới. Hàng ngày dành từ 2-3h để học liên tục + 1 vài thời gian rảnh.
Phương pháp là dùng sách giáo trình + audio nghe theo kèm của Nhật Ngữ Hướng Minh cung cấp. Có hôm mình học các trang online hoặc phần mềm trên mạng. Tất cả đều được biên soạn theo giáo trình chính thống vì vậy mình ko lo bị ngắt quãng. Tốc độ của mình là 2-3 ngày/ lession. Thời gian rảnh thường nghe nhạc hoặc xem phim liên quan tới tiếng Nhật
Sau 3 tháng mình có làm thử bài thi chứng chỉ tiếng Nhật N5. Kết quả cũng tương đối tốt. Vì bài thi nên có nhiều phần nhỏ đi sâu mình không chú ý. Từ đó rút ra được kinh nghiệm và thay đổi dần.
- Với tốc độ đó tới tháng thứ 7
Lúc đó mình hoàn thành khóa trung cấp tàm tạm. Bạn sẽ thắc mắc sơ cấp mất tận 3 tháng mà trung cấp cũng 3 tháng. Đơn giản vì tới thời điểm đó hứng thú học của mình dâng rất cao, cảm giác như rất phấn khích
Hoàn thành mức trung cấp theo sách giáo trình mình dừng lại vì theo lời khuyên chung nên tạm dừng và ổn định bổ sung lại các kĩ năng còn thiếu như nghe nói đọc viết.
Ngoài việc rèn luyện thêm các kĩ năng khác mình vẫn ôn tập và đa dạng phương pháp học hơn. Cảm giác ổn ổn và sẵn sàng.
- Tiếp tục chinh phục với mục tiêu N3.
Học xong thì nhanh tuy nhiên vấn đề làm thế nào để gọi là đã được mục tiêu. Ngoài việc tự đánh giá và dùng các phần mềm. Mình có tham gia kì thi chuẩn N3. Và sau 1.5 năm thì chính thức cầm chứng chỉ N3 trong tay.
Tất nhiên kế hoạch đều là thuận lợi vì mình bỏ qua phần khó khăn như chán nản, không muốn học, thấy người khác thành công tủi thân… Điều này mỗi người phải tự vượt qua mình có liệt kê cũng chỉ giải dòng mà không giúp được ích gì.
6.4. Đo lường và tối ưu
Vậy đó quá trình 1.5 năm chinh phục N3 là như vậy. Bước quan trọng này mình dùng kì thi năng lực để chứng minh. Bạn có thể tham khảo thêm ở wedsite của trung tâm Nhật Ngữ Hướng Minh để đăng kí trước. Đây là quãng thời gian sinh viên nên mình có rất nhiều thời gian rảnh. Thường xuyên tham gia chém gió, học hỏi kinh nghiệm từ các club, cộng đồng…
Bản thân thường không nhận ra được khuyết điểm vì vậy bước tối ưu mình sử dụng phương pháp là xin thực tập tại 1 công ty. Học được kinh nghiệm từ nhiều người giúp cải thiện thêm khả năng rất nhiều. Nếu bạn còn thắc mắc tự học tiếng Nhật như thế nào ? Mình xin trả lời kế hoạch chỉ như vậy thôi, quan trọng là có thực hiện được hay không? Có 1 câu mình luôn tâm đắc trong quá trình học : “ Học ngoại ngữ chỉ là học thuộc lòng” Bạn không thể thêm mới hay phát triển thêm nên những người thành công họ học thuộc lòng trước bạn. Biết là không hoàn toàn đúng nhưng vẫn có động lực rất lớn.
7. Tài liệu ôn thi kỳ thi tiếng Nhật
Các bạn có thể dùng tài liệu ôn thi của các kỳ thi tiếng Nhật kiểu cũ, hoặc mua sách luyện thi.
Các bạn cũng có thể tải tài liệu và làm đề thi mẫu trực tuyến trên trang chính thức theo đường URL sau:
http://www.jlpt.jp/samples/forlearners.html
Làm để mẫu kỳ thi tiếng Nhật JLPT online (đủ cấp độ từ N5 tới N1): Chọn cấp độ N5 ~ N1 tương ứng. (Có cả phần nghe).
Sách luyện thi TRY tăng cường ngữ pháp – TRY! 日本語能力試験文法から伸ばす日本語 ベトナム語版
Quyển này khá dễ học bởi đây là phiên bản tiếng Việt dành riêng cho người việt muốn ôn luyện ngữ pháp. Đặc biệt, sách vừa mới được xuất bản , cho nên nội dung rất cập nhật và bổ ích.
Sách luyện thi Jitsuryoku appu từ vựng, ngữ pháp và đọc hiểu– 実力アップ!日本語能力試験読む(文字・語彙・文法)
Cuốn sách này là một phần trong bộ sách Jitsuryoku appu xuyên suốt từ N5 đến N1 được hầu hết người học lựa chọn để luyện thi cho các kỳ thi này.
Sách luyện thi Tanki masuta doriru– 短期マスター 日本語能力試験ドリル
Phân chia từng phần trong đề thi thành từng part để luyện tập. Nếu gom lại thì chẳng khác gì các đề thi.
Sách luyện thi Koushiki mondaishuu– 日本語能力試験 公式問題集
Cuốn sách được biên soạn bởi chính tổ chức Japanese Foundation – cơ quan chịu toàn bộ trách nhiệm về kỳ thi từ khâu ra đề, tổ chức thi cho đến chấm thi và trao bằng.
Sách luyện thi Kanji masuta hán tự – 漢字マスター
Cuốn sách luyện Hán tự chi tiết và rất dễ hiểu với hình ảnh minh họa, hướng dẫn từng nét viết và nhiều ví dụ điển hình về âm on và âm kun.
Sách luyện thi Yosou mondaishuu – 日本語能力試験予想問題集
Các bộ đề thi Năng lực Nhật ngữ được biên soạn với nội dung và bố cục hoàn toàn giống với đề thi thực tế
Ngoài một số giáo trình cơ bản như sách học tiếng Nhật Minano Nihongo thì trên đây là một số sách ôn thi giúp củng cố lại kiến thức cũng như rèn luyện khả năng luyện thi JLPT . Trên đây là tổng hợp những cuốn sách luyện thi tiếng Nhật được cập nhật và bổ sung theo giáo trình tiếng Nhật mới nhất.
8. Tổng hơp các trang Web học và ôn thi JLPT tiếng Nhật
8.1. Trang Web từ điển chuyên ngành tiếng Nhật
1. Marketing: http://www.jmrlsi.co.jp/knowledge/yougo/
2. Chứng khoán: http://www.nomura.co.jp/terms/
3. Tài chính: http://www.findai.com/yogo/
4. Dược: http://www.sam.hi-ho.ne.jp/tootake/yougo.htm
5. Nội thất: https://www.iris-interior.com/kagujiten/
6. Bất động sản: http://www.re-words.net/
7. Âm nhạc (Anh-Nhật): http://www.osb.jp/aanmusic/dic/1a.html
8. Điện ảnh: http://www2.tokai.or.jp/kzhp/kz91.htm
9. IT: http://e-words.jp/
10. Thiết kế: http://www.platy.jp/yougo.html
11. Y học: http://ishimanabu.medy-id.jp/abbrev/alphabet/
12. Kỹ thuật, cơ khí: http://www.mterm-pro.com/
8.2. Một số các trang khác
http://ouenbu.com/life/word.html (Tổng hợp link từ điển của nhiều chuyên ngành khác nhau) http://www.kotoba.ne.jp/
Tiếp đến là giáo trình /sách học thì với hồ sơ cấp thì AD mua tài liệu ở trung tâm. Có 1 số web cho các bạn tải sách Free như:
http://www.studyjapanese.net/: Đầy đủ từ N5-N1
8.3. Cách kênh web học thú vị
Thi tiếng Nhật JLPT (日本語能力試験)
1. 日本語能力試験公式ウェッブサイト (Website chính thức về JLPT)
http://www.jlpt.jp/
2. 日本国際教育支援協会 (Website của Hiệp hội Giáo dục Quốc tế Nhật Bản)
http://info.jees-jlpt.jp/
3. Kỳ thi Năng lực tiếng Nhật lần 1 tháng 7 năm 2016
https://www.facebook.com/photo.php?…
4. Cách đóng tiền thi JLPT tại Lawson
http://congdongvietnhat.org/post/11…
Luyện thi JLPT
1. 問題例 | 日本語能力試験 JLPT ★★★★★
http://www.jlpt.jp/samples/forlearn…
Mẫu thi thử của chính tổ chức JLPT cung cấp
2. 日本語能力試験学習サイト ★★★★
http://jlpt.u-biq.org/
Luyện thi JLPT 4級~1級: ngữ pháp 文法, từ vựng 語彙, chữ Hán 漢字
3. 日本語能力試験web問題-A.C.C.国際交流学園 ★★★★
http://www.accjapan.com/webtest/
Luyện thi JLPT N5~N1: ngữ pháp 文法
4. Lagudi
http://lagudi.net/ → http://nhgo.net/ ★★★★
Phân loại ngữ pháp và chữ Hán theo các trình độ thi JLPT.
Có tiếng Việt.
5. http://www.n-lab.org/library/mondai… ★★★
Phân loại ngữ pháp theo các trình độ thi JLPT
6. JLPT Level N1,N2, N3, N4, N5 Resources
http://www.tanos.co.uk/jlpt/ ★★★★★
Website cá nhân, các nguồn không đồng bộ.
7. 篠崎N1文法対策
http://senzaide.gozaru.jp/bi-index…. ★★★★★
Luyện ngữ pháp N1
8. Free Japanese study materials
http://www.mlcjapanese.co.jp/Downlo… ★★★★★
Luyện thi ngữ pháp, từ vựng, Kanji N2, N1 của trường 日本語学校MLC目黒ランゲージセンター
9. 日本語の森 無料日本語レッスン
http://www.nihongonomori.com/ ★★★★★
Website do giáo viên người Nhật dạy tiếng Nhật miễn phí, chủ yếu bằng video rất hay.
10. JLPT past papers
http://www.tanos.co.uk/jlpt/skills/… ★★★★★
Bài thi và đáp an thi cũ. N5-N1.
11. JLPT Level Checker
http://www.tanos.co.uk/jlpt/levelch… ★★★★★
http://www.mlcjapanese.co.jp/Level_…
Test trình độ tiếng Nhật của mình theo các mức N5-N1 của JLPT
3. Danh sách lớp học tiếng Nhật volunteer trên toàn nước Nhật
1. Tự học tiếng Nhật theo course từ thấp lên cao (không nhất thiết theo JLPT)
https://www.facebook.com/notes/9773… ★★★★★
(phần lớn dạy bằng tiếng Anh và tiếng Nhật đơn giản)
2. U-biq ゆーびっく
http://study.u-biq.org/english.html ★★★★★
Website tự học tiếng Nhật từ chưa biết gì đến trung cấp.
3. オンライン日本語テスト
http://test.u-biq.org/japanese.html ★★★★★
Kiểm tra trình độ từ sơ cấp ~ trung cấp: ngữ pháp 文法, từ vựng 語彙, chữ Hán 漢字, nghe hiểu 聴解, đọc hiểu 読解
4. WEB版『エリンが挑戦!にほんごできます。』 国際交流基金https://www.erin.ne.jp/en/ ★★★★★
Học tiếng Nhật sơ cấp online. JAPAN FOUNDATION cung cấp!
5. Cùng nhau học tiếng Nhật, tải văn bản/âm thanh miễn phí | NHK WORLD
http://www.nhk.or.jp/lesson/vietnam… ★★★★★
Chủ yếu trình độ sơ cấp. NHK WORLD!
6. JPLANG 日本語を学ぶ ★★★★★
http://jplang.tufs.ac.jp/vi/ka/1/1…. (sơ cấp)
http://jplang.tufs.ac.jp/int2/bu/1/… (trung cấp)
http://jplang.tufs.ac.jp/int2/ka/5-… (hội thoại)
7. 初級日本語げんき(げんきな自習室) ★★★★★
http://genki.japantimes.co.jp/self_…
Tự học tiếng Nhật sơ cấp theo khóa học “Genki” của báo Japan Times.
8. My Kikitori – Practice Your Japanese Listening Skills
http://mykikitori.com/index.html ★★★★
Luyện nghe sơ cấp soạn theo khóa học “Genki” của báo Japan Times.
9. AJALT Online教材
http://www.ajalt.org/online/ ★★★★
Tự học tiếng Nhật từ sơ cấp đến trung cấp. Hiệp hội Phổ cập Tiếng Nhật Quốc Tế cung cấp.
10. Survival Japanese (Practical Spoken Japanese) ★★★★
http://www.ajalt.org/sj/
Học t ếng Nhật thực dụng bằng tiếng Anh. Trình độ sơ cấp.
11. ちまたの日本語 ★★★★
http://www.ajalt.org/rwj/
Học tiếng Nhật theo các chủ đề bằng tiếng Anh. Sơ cấp – trung cấp.
12. 日本の生活みとこっと ★★★★
http://www.ajalt.org/mitokotto/inde…
Học tiếng Nhật thực dụng bằng tiếng Anh. Trình độ sơ cấp.
13. Learn Japanese on the web ★★★★
http://www.coscom.co.jp/j-index.htm…
Học tiếng Nhật sơ cấp.
14. インターネット日本語しけん ★★★
https://momo.jpf.go.jp/sushi/
Test trình độ tiếng Nhật đơn giản.
15. 日本語を一緒に勉強しましょう! Let’s learn Japanese together
http://thejapanesepage.com/ ★★★★
(không miễn phí) 4.1 Lớp học tiếng Nhật
http://lophoctiengnhat.com/
Website của Trường ngoại ngữ Việt Nhật, TpHCM. Dạy bằng tiếng Việt.
Website tự học tiếng Nhật từ chưa biết gì đến trung cấp.
5. Luyện nhớ từ / chữ Hán bằng flashcard
1. Java Kanji Flashcards 500 ★★★
http://nuthatch.com/kanjicards
Luyện 500 chữ Hán bằng tiếng Anh.
2. 単語カード ★★★
http://e-flashcard.com/category.cgi…
Luyện nhớ từ
3. 国語 かんじドリル ★★★
http://www.nhk.or.jp/school/kanji/
Test kiến thức Kanji ngang bậc tiểu học của Nhật.
4. Các website tham khảo khác
5. Visualizing Japanese Grammar ★★★
http://www.gwu.edu/~eall/vjg/vjghom…
Ngữ pháp tiếng Nhật bằng tiếng Anh. 66 bài giảng bằng anime.
6. 日本語授受表現-基礎編 ★★★
http://nihongo.hum.tmu.ac.jp/mic-j/…
Một số bài học về tiếng Nhật sơ cấp của lớp học nghiên cứu về giáo dục tiếng Nhật “TMU-mic-J”.
首都大学東京 大学院 人文科学研究科 日本語教育学教室 “TMU-mic-J”
7. マルチメディア「にほんごをまなぼう」 ★★★
http://www.tokorozawa-stm.ed.jp/d_b…
16 bài học tiếng Nhật sơ cấp, có phát âm và hình ảnh.
8. PuniPuniJapan (ぷにぷに) ★★★
http://congdongvietnhat.org/post/54…
Kênh học tiếng Nhật sơ cấp trên Youtube.
9. Các loại từ điển chuyên môn. ★★★★
http://congdongvietnhat.org/post/77…
Trình độ N2 trở lên
1. 日本語Q&A
http://home.alc.co.jp/db/owa/jpn_np… ★★★★
2. 擬音語・擬態語 – 日本語を楽しもう!
http://dbms.ninjal.ac.jp/nknet/Onom… ★★★★★
Phó từ tượng thanh, tượng hình tiếng Nhật.
Website do Viện nghiên cứu Quốc ngữ 国立国語研究所 điều hành.
3. 大辞林 特別ページ 言葉の世界1-4 擬声語・擬態語
http://daijirin.dual-d.net/extra/gi… ★★★★★
Phó từ tượng thanh, tượng hình tiếng Nhật.
Website từ điển nổi tiếng Daijirin 大辞林 của NXB Sanseido
4. 部首一覧 ★★★★
http://www.k3.dion.ne.jp/~masatono/…
Phân loại chữ Hán theo bộ thủ. Chỉ có tiếng Nhật.
5. ことわざ 由来や意味辞典
http://ことわざ.biz/★★★★
Từ điển kotowaza (thành ngữ tục ngữ Nhật Bản).
Trình độ N2 trở lên. Không thực dụng lắm.
8. TV, radio, báo, tin tức online
9. 政府インターネットテレビ
http://nettv.gov-online.go.jp/
Video của chính phủ Nhật.
10. TBS ニュースi
http://news.tbs.co.jp/
Video của đài truyền hình TBS.
11. ANNニュース
http://www.youtube.com/user/ANNnews…
Video của đài truyền hình TV Asahi.
12. 日テレ
http://www.news24.jp/
Video của đài truyền hình Nippon Television Network
13. Radiko
http://radiko.jp/
Radio mạng
14. 朝日新聞
http://www.asahi.com/
Báo Asahi
15. 日経新聞
http://www.nikkei.com/
Báo Nikkei
16. 読売新聞
http://www.yomiuri.co.jp/
Báo Yomiuri
17. 毎日新聞
http://mainichi.jp/
Báo Mainichi
18. NEWS WEB EASY やさしい日本語のニュース
http://www3.nhk.or.jp/news/easy/
Tin tức tiếng Nhật đơn giản của NHK
19. NHK radio R1
http://www.nhk.or.jp/r1/
(Android app: https://play.google.com/store/searc…)
20. NHK高校講座
http://www.nhk.or.jp/kokokoza/ ★★★★★
Học kiến thức trung học phổ thông (cấp 3) bằng video và radio.
(http://congdongvietnhat.org/post/75…)
24. Japan Link – Tạp chí tiếng Nhật kênh VTV4
http://vtv4.vn/videodetail/5416
25. [Luyện nghe tiếng Nhật sống] N2 trở lên.
https://www.facebook.com/groups/Con…
Tiện ích học tiếng Nhật với máy tính
1. Đã tách ra thành document riêng:
https://www.facebook.com/notes/7150…
2. Tra cứu ngữ pháp tiếng Nhật
http://congdongvietnhat.org/post/93…
3. Vừa học vừa giải trí (manga, drama, video)
Đã tách ra thành document riêng:
https://www.facebook.com/notes/7408…
4. Tổng hợp link (có thể khám phá ra nhiều thứ hay!!)
11.1 日本語学習のためのリンク集
http://www.ritsumei.ac.jp/~kitade/★★★
Tổng hợp link học tiếng Nhật
11.2 NIHONGO eな – Portal for Learning Japanese – ★★★★
http://nihongo-e-na.com/eng/(tiếng Anh)
http://nihongo-e-na.com/jpn/ (tiếng Nhật)
Tổng hợp các trang web, công cụ phục vụ việc học tiếng Nhật
5. Luyện đọc
http://wandertokyo.com/jlpt-reading
8.4. Ôn thi JLPT
1. Kiến thức Sơ cấp N5-N4.
Học 50 bài Mina và làm đề thi tại: http://japanesetest4you.com
2. Kiến thức Trung cấp – Cao cấp N3-N1.
+ TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP: Làm trước khi thi khoảng tầm 1 tháng chỉ luyện online, một ngày luyện được khoảng 1000 câu http://www.n-lab.org/library/mondai/index.html
+ CHỮ HÁN: Với khoảng tầm 8000 câu hỏi với 4 đáp án chọn từ N3-N1 http://web.ydu.edu.tw/~uchiyama/test/4taku.html
9. Các công cụ online học từ vựng
9.1. Website
Một vài trang nghe cho các bạn N3: Báo NHK EASY http://www3.nhk.or.jp/news/easy/
Cấp độ N2-N1 :http://www3.nhk.or.jp/news/movie.html…
9.2. 35 công cụ hỗ trợ (tools) học tiếng Nhật
1. Một số app Từ điển tiếng nhật miễn phí thường dùng trên di động hiện nay
http://congdongvietnhat.org/post/10…
[ Font và bộ gõ tiếng Nhật ]
1.1. Windows
http://congdongvietnhat.org/post/81…
1.2. Các loại Smart Phone, Tablet, Ipad …
http://echip.com.vn/cach-go-tieng-v…
1.3. Phần mềm Unikey cho máy tính Windows
1.4. Cách gõ tiếng Việt có dấu trên máy tính.
http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%99_g%C3%B5_ti%E1%BA%BFng_Vi%E1%BB%87tư
2. Từ điển/Tra cứu học tiếng Nhật
2.1. Mazii.net (Từ điển Nhật – Việt, Việt – Nhật, Từ điển Kanji, Từ điển ngữ pháp, Từ điển mẫu câu)
http://congdongvietnhat.org/post/92…
2.2. Apps Mazii cho trình duyệt Chrome
http://congdongvietnhat.org/post/84…
2.3. Mazii 1.5
http://congdongvietnhat.org/post/96…
Từ điển Mazii học tiếng Nhật
2.4. Bộ từ điển Hán Việt
http://www.mediafire.com/?xj713yp6d…
Download từ file rồi mở file xpi đã download bằng Firefox, khi mở sẽ có thông báo lựa chọn cài đặt, ấn Ok rồi khởi động lại Firefox là xong.
2.5. Kanji searches at sljfaq.org ★★★
http://kanji.sljfaq.org/draw.html
2.6. Vẽ chữ Hán bằng mouse để tra chữ Rikaichan 理解ちゃん
https://addons.mozilla.org/ja/firef…
Đây là một add -on trên firefox hỗ trợ việc tra từ bằng cách hover con trỏ tại từ mình muốn tra. Vào phần add-on của firefox gõ rikaichan sẽ ra các plugin liên quan.
2.7. Video minh họa
http://www.youtube.com/watch?v=Va8v…
2.8. Tra chữ Hán bằng viết tay
http://congdongvietnhat.org/post/91…
2.9. オンライン辞書
Từ điển Nhật Anh, Anh Nhật đơn giản
2.10. Từ điển Việt-Nhật- Hán Việt
Cho biết từ Hán Việt của nó là gì.
2.11. Từ điển trực tuyến: Việt – Hán – Nôm
Giúp biết cấu trúc bộ, thứ tự vẽ (viết), nghĩa chính xác của từng từ Hán (nhưng không có phiên âm hiragana).
2.12. 文書検索ツール|かすたねっと ★★★★
http://www.casta-net.jp/bunsho/face…
Tra tìm/download tư liệu song ngữ Nhật Việt (và nhiều ngôn ngữ khác)
2.13. OJAD – từ điển trọng âm tiếng Nhật online ★★★★★
http://www.gavo.t.u-tokyo.ac.jp/oja…
4 tính năng: Tìm từ; Tìm cấu trúc sau động từ; Giáo trình tùy thích; Hỗ trợ đọc ngôn điệu SUZUKI-KUN
2.14. Các loại từ điển chuyên ngành
https://www.facebook.com/groups/Con…
3. Dịch tự động tiếng Nhật
3.1. Google Translate ★★★★★
(PC) http://translate.google.com/
(mobile) http://www.google.com/mobile/transl…
Dịch đoạn text/trang web; phiên âm sang Romaji (đoạn text)
3.2. Auto translation system of Vietnamese-Japanese Ecchan 日本語-ベトナム語翻訳サイト 越っちゃん ★★★
http://twinning.nagaokaut.ac.jp/cgi…
Dịch máy 2 chiều Nhật Việt, Việt Nhật
4. Phiên âm sang Romaji/Hiragana
4.1. Google Translate ★★★★★
(PC) http://translate.google.com/
(mobile) http://www.google.com/mobile/transl…
Dịch đoạn text/trang web; phiên âm sang Romaji (đoạn text)
4.2. YOMO YOMO ★★★★★
Thêm phiên âm Hiragana/Romaji vào chữ Hán trong trang web hoặc cắt dán vào ô text. Tốt hơn trang hiragana.jp ở dưới vì chỉ dùng cho trang web.
4.3, ひらひらのひらがなめがね ★★★★
Thêm phiên âm Hiragana vào trang web tiếng Nhật
4.4. アダプティブテクノロジー ★★★
http://www.adaptive-techs.com/
5. Học tiếng Nhật
5.1. JPLT Học từ vựng và Kanji N1
http://congdongvietnhat.org/post/91…
5.1.2. Những ứng dụng yêu thích dành cho IOS và Adroid có thể giúp ích cho cuộc sống hàng ngày của bạn ở Nhật.
http://congdongvietnhat.org/post/91…
5.1.3. Phần mềm xem các kênh truyền hình NB trên Window http://congdongvietnhat.org/post/91…
5.1.4. Phần mềm hay luyện thi JLPT từ N5 đến N1 miễn phí cho ios http://congdongvietnhat.org/post/91…
5.1.5. 日本語 – ベトナム語 言語パートナー – オンライン言語交換 ★★★
http://www.mylanguageexchange.com/S…
Học lẫn nhau với 1 ai đó qua mạng: học tiếng Nhật và dạy tiếng Việt!
5.1.6. 『ソフトーク SofTalk』(漢字や英語を含む文章を様々な声で読み上げるフリーウェア)
http://www35.atwiki.jp/softalk/page…
Phần mềm cài đặt vào máy tính, cho máy phát âm.
5.1.7. Phần mềm học tiếng Nhật trên Android
https://www.facebook.com/notes/7336…
5.1.8. Phần mềm みんなの日本語 cho iOS
http://congdongvietnhat.org/post/81…
5.1.9. Phần mềm JLPT PRACTICE N1-N5
http://congdongvietnhat.org/post/82…
5.1.10. Hỗ trợ viết sakubun, luận văn…
http://congdongvietnhat.org/post/85…
Tham khảo thêm các kinh nghiệm khác:
Kinh nghiệm JLPT
Kinh nghiệm giao tiếp
Kinh nghiệm đọc hiểu, nghe hiểu
Phương pháp ghi nhớ từ vựng