Thủ tục hồ sơ du học Nhật và các vấn đề về chi phí, làm thêm
- 07/11/2019
- Posted by: Admin
- Category: Du học
Du học Nhật Bản luôn được xem là điểm đến thu hút rất nhiều sinh viên từ Việt Nam. Hôm nay, Nhật ngữ Hướng Minh sẽ gửi đến các bạn thủ tục hồ sơ du học Nhật và các vấn đề về chi phí, làm thêm.
1.Thủ tục hồ sơ du học Nhật
– Bằng tốt nghiệp PTTH, học bạ PTTH (bản gốc+ 02 bản sao)
– Bằng tốt nghiệp, bảng điểm của cấp học cao nhất (bản gốc+ 02 bản sao)
– Chứng minh thư nhân dân của học sinh và của cha mẹ (bản gốc + 02 bản sao)
– Sổ hộ khẩu gia đình (02 bản sao)
– Giấy khai sinh (02 bản sao + bản gốc)
– Giấy khám sức khỏe
– Hộ chiếu (2 bản sao + bản gốc) sẽ được du học Hướng Minh Hướng dẫn thủ tục
– 20 ảnh 3×4 (phông trắng)
– 10 ảnh 4×6 (phông trắng)
– 2 ảnh 4,5 x 4,5 (phông trắng) – Lưu ý: Hình chụp không quá 3 tháng.
– Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật (TOPJ, NATTEST N5, JLPT N5) + (Liên hệ ngay với Hướng Minh để được học tiếng Nhật và dự thi)
– Chứng chỉ tu nghiệp sinh/ thực tập sinh (nếu có)
– Các giấy tờ khác khi cần sẽ bổ sung sau.
*Lưu ý: Tất cả các giấy tờ trên đều phải pho-to trên cùng một mặt giấy khổ A4 có công chứng. Mỗi giấy tờ làm 03 bản. Bằng, bảng điểm, học bạ nộp cả bản gốc.
Trên đây là những giấy tờ cần thiết khi làm thủ tục hồ sơ du học Nhật, các bạn cần đọc kỹ và chuẩn bị đầy đủ.
2. Ký túc xá
Tất cả các trường đều có ký túc xá. Việc bắt buộc hay không bắt buộc phải ở ký túc xá nhà trường hay ở ngoài là do quy định riêng của mỗi trường.
Một trong những vấn đề quan tâm khi làm thủ tục hồ sơ du học Nhật là ký túc xá (寮 hay 寄宿舎) là chỗ ở giá rẻ dành cho sinh viên, thường là những sinh viên mới sang Nhật chưa có khả năng tự tìm nhà, hoặc những học sinh ở xa, có hoàn cảnh khó khăn. Điểm khác lớn nhất của của KTX ở Nhật so với Việt Nam là mỗi sinh viên có một phòng riêng (ワンルーム) có đầy nội thất, như giường, tủ quần áo, bàn ghế, giá sách, tủ lạnh, điều hòa, phòng vệ sinh, bồn rửa mặt… Tùy theo từng KTX mà có phòng tắm, bếp nấu ở trong phòng, hay dùng chung (共用). KTX thường ở gần chỗ học và có 2 loại: KTX quốc tế – chỉ có lưu học sinh, KTX bình thường – gồm cả sinh viên Nhật. Thời gian tối đa được ở trong ký túc thường là 2 năm, có một số nơi chỉ được ở 1 năm.
– Giá rẻ: Thông thường tiền nhà một tháng ở ký túc chỉ khoảng 5,000 ~ 30,000 (yên), rẻ hơn hơn rất nhiều so với thuê nhà riêng ở ngoài (khoảng 40,000~60,000 yên/tháng). Không chỉ có vậy, giá điện, nước cũng được ưu đãi, rẻ hơn thông thường tương đối nhiều.
– Trang thiết bị đầy đủ: Khi thuê một căn hộ riêng, bạn không chỉ phải lo nghĩ về giá nhà, mà còn phải tính xem cần những đồ đạc gì? mất bao nhiêu tiền? trong khi hầu bao thì hạn hẹp. Nhưng khi ở KTX, bạn sẽ không phải lo nghĩ về những điều đó, vì bạn đã có gần như đầy đủ những trang thiết bị cần thiết. Đồ dùng gồm có: bàn ghế, giá sách, giường, tủ quần áo, tủ để giày dép,… Đồ điện tử gồm có: máy điều hòa, tủ lạnh, bếp điện hoặc từ, đèn chiếu sáng. Nội thất: toilet, bồn tắm (trong phòng hoặc dùng chung), bồn rửa mặt, bếp nấu (trong phòng hoặc dùng chung), ban công (để phơi đồ, trồng cây).
– Cộng đồng sinh viên: Đây là một ưu điểm nổi bật khi bạn ở trong KTX quốc tế. Ở đó, bạn có thể gặp gỡ, giao lưu với sinh viên đến từ nhiều nước khác nhau. Vì là sinh viên, mà lại cùng là người nước ngoài, nên hầu hết đều rất cởi mở, thoải mái. Đây là cơ hội rất lớn để bạn tìm hiểu về đất nước, văn hóa, con người của nhiều quốc gia khác nhau, cũng như rèn luyện kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ.
– Khuôn viên KTX: Với những KTX lớn, trong khuôn viên còn có hội trường, phòng âm nhạc, công viên, nhà thể thao.(Tham khảo thông tin năm 2018 – 2019).
3. Học phí và sinh hoạt phí
3.1. Học phí
Một trong những vấn đề rất nhiều bạn quan tâm khi làm thủ tục hồ sơ du học Nhật là học phí. Tiền học phí sẽ tùy theo chất lượng giáo dục của từng trường nhưng tối thiểu đều từ 140 – 160 triệu/năm. Khi nhập học, thông thường bạn phải đóng học phí cho cả 1 năm, nhưng cũng có trường yêu cầu bạn đóng trước 6 tháng. Năm học thứ 2, bạn sẽ không cần phải đóng những khoản tiền nhập học nên học phí sẽ rẻ hơn một chút. (Tham khảo thông tin năm 2018 – 2019)
3.2. Sinh hoạt phí
Về tiền sinh hoạt phí, tùy vào địa phương mà mức sinh hoạt sẽ hoàn toàn khác nhau. Như ở Tokyo sẽ khoảng 18 triệu/tháng (216 triệu/năm), Osaka khoảng 16 triệu/tháng (192 triệu/năm), khu vực Kyushu (Fukuoka, Miyazaki) khoảng 10 triệu/tháng (120 triệu/năm). Mức giá ở trên bao gồm tất cả các khoản chi phícho sinh hoạt như: tiền nhà, tiền ăn, tiền điện nước, tiền điện thoại và internet. Có nhiều các để bạn giảm mức sinh hoạt phí này xuống, như ở cùng với nhiều người hoặc không ăn ngoài mà chỉ nấu ăn ở nhà. Đây là vấn đề rất nhiều phụ huynh khi làm thủ tục hồ sơ du học Nhật quan tâm.
So với những thành phố lớn như Tokyo, Osaka hay Nagoya, những vùng nông thôn có mức sinh hoạt phí thấp hơn hẳn. Điều quan trọng là, trong khi tiền học phí ở những thành phố lớn và nông thôn chỉ chênh lệch nhau khoảng 20 triệu/năm nhưng bạn có thể tiết kiệm đến 100 triệu đồng tiền sinh hoạt nếu sinh sống ở khu vực nông thôn. Do đó, có những du học sinh ban đầu sẽ chọn học tập và làm thêm tại các vùng hẻo lánh, sau khi tiếng Nhật đã tiến bộ và để dành đủ tiền sẽ chuyển lên sinh sống tại các đô thị lớn. (Tham khảo thông tin năm 2018 – 2019).
4. Việc làm thêm tại Nhật
Tùy thuộc rất nhiều thứ, như có ai giới thiệu bạn không, tiếng Nhật của bạn có tốt không, bạn có bao nhiêu kinh nghiệm làm việc,…. Nó cũng tùy thuộc vào vùng bạn sống có nhiều việc làm thêm hay không. Nếu bạn sống ở miền quê thì sẽ không nhiều công việc làm thêm lắm, còn nếu bạn sống ở các thành phố lớn như Tokyo, Chiba, … thì sẽ có nhiều việc làm thêm hơn. Ngoài ra, khả năng xin được việc làm thêm (arubaito) cũng tùy thuộc vào việc công việc bạn xin đòi hỏi trình độ tiếng Nhật tới mức nào. Công việc càng ít đòi hỏi trình độ tiếng Nhật thì du học sinh càng dễ xin. (Tham khảo thông tin: du học nhật bản vừa học vừa làm)
Trên đây là thủ tục hồ sơ du học Nhật và các vấn đề về chi phí, làm thêm. Các bạn xem qua và chuẩn bị hành trang du học cho mình nhé. Chúc các bạn thành công!
Xem thêm: