• T2 - T7 8.30 - 20.30
  • (028) 710 888 77
Nhật Ngữ Hướng Minh
  • Hướng Minh
    • Giới thiệu
    • Cảm nhận học viên
    • Cơ sở vật chất
    • Tuyển dụng
    • Thông báo – Thông tin
  • Học Tiếng Nhật
    • Khóa học Tiếng Nhật
    • Lịch Khai Giảng
    • Chính sách ưu đãi
    • Học thi JLPT / NAT-TEST
    • Tiếng Nhật doanh nghiệp
    • Thi Thử Năng Lực Tiếng Nhật
  • Du học Nhật Bản
    • Chương trình Du Học Nhật Bản
    • Học bổng – Thực tập sinh
    • Thông Tin Du Học
  • Góc thư viện
    • Kiến thức Tiếng Nhật
    • Văn hoá Nhật Bản
    • Kinh nghiệm du học
    • Việc làm và định cư
    • Thư giãn
  • Liên hệ
  • Hướng Minh
    • Giới thiệu
    • Cảm nhận học viên
    • Cơ sở vật chất
    • Tuyển dụng
    • Thông báo – Thông tin
  • Học Tiếng Nhật
    • Khóa học Tiếng Nhật
    • Lịch Khai Giảng
    • Chính sách ưu đãi
    • Học thi JLPT / NAT-TEST
    • Tiếng Nhật doanh nghiệp
    • Thi Thử Năng Lực Tiếng Nhật
  • Du học Nhật Bản
    • Chương trình Du Học Nhật Bản
    • Học bổng – Thực tập sinh
    • Thông Tin Du Học
  • Góc thư viện
    • Kiến thức Tiếng Nhật
    • Văn hoá Nhật Bản
    • Kinh nghiệm du học
    • Việc làm và định cư
    • Thư giãn
  • Liên hệ
Nhật Ngữ Hướng Minh > Bài viết > Kiến thức > Tổng hợp ngữ pháp N5 tiếng Nhật đầy đủ nhất

Tổng hợp ngữ pháp N5 tiếng Nhật đầy đủ nhất

  • 22/10/2017
  • Posted by: Admin
  • Category: Kiến thức
Không có phản hồi

Trung tâm Nhật Ngữ Hướng Minh xin gửi tặng các bạn các bạn tổng hợp mẫu ngữ pháp N5 tiếng Nhật đầy đủ nhất dưới đây. Trong bộ tài liệu tổng hợp ngữ pháp N5 tiếng Nhật này có khoảng 60 mẫu đã được giải thích nghĩa và đưa ra các ví dụ cụ thể bạn có thể tham khảo ở các mẫu câu ví dụ để hiểu rõ hơn. Hãy thử check lần lượt xem mình đã nắm được bao nhiêu % trong tổng số những cấu trúc phía dưới này nhé.

1.Cấu trúc ngữ pháp N5 đầy đủ nhất

Ngữ pháp tiếng Nhật N5 là nền tảng kiến thức tiếng Nhật quan trọng nhất để hướng tới cấp độ thi tiếng Nhật thấp nhất JLPT N5, đặc biệt tạo tiền đề quan trọng cho việc nâng cao trình độ tiếng Nhật sau này. Vậy học ngữ pháp tiếng Nhật N5 chúng ta phải học những nội dung gì nhỉ? Chúng ta sẽ học các mẫu câu như:

~のなかで、~がいちばん~
~まえ/ あと
~だけ、しか
~あまり~ない ~
~でしょう
~と思います

Hãy cùng Hướng Minh tìm hiểu chi tiết nhé!

1. ~は~[thông tin truyền đạt] ~ N1 は N2 が
Giải thích:
Phân cách chủ ngữ và vị ngữ trong câu. Trông tin truyền đạt thường đứng sau は. Làm chủ ngữ của mệnh đề chính.
Ví dụ:
私(わたし)は日本(にほん)の料理(りょうり)が好(す)きです。
Tôi thích món ăn Nhật
山田(やまだ)さんは日本語(にほんご)が上手(じょうず)です。
Anh Yamada giỏi tiếng Nhật
この家(いえ)はドアが大(おお)きいです
Căn nhà này có cửa lớn
Chú ý:
Khi hỏi bằng は thì cũng trả lời bằng は, với thông tin trả lời thay thế cho từ để hỏi
Ví dụ:
A: これは何ですか?
B: これは私の眼鏡(めがね)です。
A: Cái này là cái gì?
B: Cái này là mắt kính của tôi.

2. ~も~ : cũng, đến mức, đến cả

Giải thích:

Dùng miêu tả sự vật / tính chất / hành động tương tự với một sự vật / tính chất / hành động đã nêu trước đó. (nhằm tránh lập lại trợ từ は/ động từ nhiều lần). Thể hiện sự ngạc nhiên về mức độ nhiều. Thể hiện mức độ không giống như bình thường (cao hơn hoặc thấp hơn).

Ví dụ:

山田さんは本を読むことが好きです。私も同じです

Anh yamada thích đọc sách. Tôi cũng vậy.

あなたの家には犬が9もいるんですか

Nhà bạn có 9 con chó luôn à!

昨日忙しくて寝る時間もありませんですた

Hôm nay tôi bận quá, không có cả thời gian để ngủ.

Chú ý:

“も” cũng có chức năng tương tự như “は”, “が” nên không đứng liền kề với “は”, “が” khi dùng cho một chủ.

は/が も ~

Cả tôi và Mai năm nay đều muốn du lịch Nhật Bản.

わたしはもマイさんはも今年日本に旅 行したい。

“も” cũng có thể đứng sau các trợ từ khác giống như “は”

で/ と/ へ/ など も~  休日ですが、どこへもい行けません

Ngày nghỉ thế mà cũng chẳng đi đâu được.

3. ~ で~ : tại, ở, vì, bằng, với ( khoảng thời gian)
Giải thích:
Diễn tả nơi xảy ra hành động; sự kiện; nguyên nhân; Phương pháp, phương thức, phương tiện; Sự vật được làm bằng chất liệu/vật liệu gì, Diễn tả một khoảng thời gian giới hạn.
Ví dụ:
Công việc này sáng mai có xong không?
この仕事は明日で終りますか?
Tôi ăn bằng đũa
はしで食べます。
Tôi viết báo cáo bằng tiếng Nhật
日本でレポートを書きます。
Tôi mua báo ở nhà ga
駅で新聞を買います。

4. ~ に/ へ ~ : chỉ hướng, địa điểm, thời điểm

Giải thích:
Dùng để chỉ thời điểm; địa điểm; Hướng đến ai
Ví dụ:
Ngày mai tôi sẽ đi du lịch
明日、旅行に/ へ行きます。
6h chiều tôi sẽ về
午後6時に帰ります。
Xin hãy trao món quà này tới chị Yumi
このプレゼントをゆみさんに/ へ
Chú ý:
Khi muốn nói về một thời điểm mà hành động xảy ra, chúng ta thể, trợ từ [に] vào sau danh từ chỉ thời gian. Dùng 「に」với những hành động diễn ra trong thời gian ngắn. [に] được dùng khi danh từ chỉ thời gian có con số đi kèm và không dùng trong trường hợp không có con số đi kèm. Tuy nhiên trong trường hợp của thứ nằm  trong tuần thì có thể dùng hoặc không dùng [に]
Chủ nhật tôi sẽ đi Nhật
日曜日「に」日本へ行きます。
Khi động từ chỉ sự di chuyển thì trợ từ [へ] được dùng sau danh từ chỉ phương hướng hoặc địa điểm.
Trợ từ [ へ] phát âm dài là [え」.

5. ~ に ~ : vào, vào lúc

Giải thích:

Khi muốn nói về một thời điểm mà hành động nào đó xảy ra, chúng ta thêm trợ từ「に」 và sau danh từ chỉ thời gian. Dùng「に」 đối với những hành động xảy ra trong thời gian ngắn. 「に」được dùng khi danh từ chỉ thời gian có con số đi kèm. Tuy nhiên, đối với trường hợp của thứ trong tuần thì có thể dùng hoặc không dùng 「に」

Ví dụ:

Tôi thường thức dậy lúc 7h.

7 時に起きます

Tôi ( đã) đến Nhật vào ngày 1 tháng 2.

2月1日に日本へ行きました

Cuối tuần tôi (sẽ) đi đến nhà của bạn

週末「に」友達の家へ行きます。

6. ~ を ~ :chỉ đối tượng của hành động

Giải thích:
Trợ từ 「を」được dùng biểu thị bổ ngữ trực tiếp của ngoại động từ
Ví dụ:
Tôi uống nước
水を飲みます。
Tôi học tiếng Nhật
日本語を勉強します。
Tôi nghe nhạc
音楽を聞きます.
Chú ý:
Phát âm của 「を」giống 「お」. Chữ「を」 duy nhất chỉ được dùng làm trợ từ

7. ~ と ~ : với
Giải thích:
Chúng ta dùng trợ từ 「と」để biểu thị một đối tượng nào đó ( người hoặc động vật) cùng thực hiện một hành động.
Ví dụ:
Tôi đi dạo với bạn
公園に友達と散歩します。
Tôi đi công tác ở Mỹ cùng với đồng nghiệp
同僚 とアメリカへ出張 します。
Chú ý:
Trong trường hợp thực hiện hành động một mình thì dùng 「ひとりで」. Trường hợp này không dùng trợ từ 「と」
Tôi đi siêu thị một mình
ひとりでスーパーへ行きます。

8. ~ に ~ : cho ~, từ ~
Giải thích:
Những động từ như 「あげます」、「かします」、「おしえます」cần người làm đối tượng cho (để cho, cho mượn, dạy).
Chúng ta đặt trợ từ [に] sau danh từ chỉ đối tượng này
Đối với những động từ như 「おくります」、「でんわをかけます」thì đối tượng không chỉ là người mà còn có thể là địa điểm ( danh từ). Trong trường hợp đó ngoài trợ từ [に] chúng ta còn có thể dùng trợ từ [へ]
Các động từ như「もらいます」、「かします」、「ならいます」 biểu thị hành động từ phía người tiếp nhận. Khi dùng những động từ này trong câu mà chủ ngữ là người tiếp nhận thì chúng ta thêm trợ từ [に] vào sau danh từ chỉ đối tác. Trong mẫu câu sử dụng các động từ này, chúng dùng trợ từ 「から」thay cho trợ từ [に].
Đặc biệt khi đối tác không phải là người mà là một tổ chức nào đó (ví dụ: công ty hoặc trường học) thì không dùng [に] mà dùng「から」
Ví dụ:
山田さんは木村さんに花をあげました。
Anh Yamada tặng hoc cho chị Kimura
マイさんに本を貸しました。
Tôi cho Mai mượn sách
みみちゃんに英語を教えます。
Tôi dạy bé Mimi tiếng Anh
会社に電話をかけます。
Tôi gọi điện thoại đến công ty
木村さんは山田さんに花をもらいました。
Chị Kimura nhận hoa từ anh Yamada.
マイさんにざっしを借りました。
Tôi mượn cuốn tạp chí từ Mai.
チンさんに中国語を習います。
Tôi học tiếng Trung Quốc từ anh Chin
木村さんは山田さんから花をもらいました。

9. ~と~ : và

Giải thích:
Khi nối 2 danh từ với nhau thì dùng trợ từ「と」
Ví dụ:
野菜と肉を食べます。
Tôi ăn rau và thịt
Ngày nghĩ là ngày thứ bảy và chủ nhật
休みの日土曜日と日曜日です。

10. ~ が~ : nhưng

Giải thích:

「が」Là một trợ từ nối tiếp và có nghĩa là “nhưng”. Khi dùng 「が」để nối hai câu (mệnh đề) thì chúng ta được một câu.
Khi muốn miêu tả một hiện tượng tự nhiên thì dùng 「が」trước chủ đề đó.
Ví dụ:
Món Thái ngon nhưng cay.
タイ料理はおいしいですが、辛いです。
Trời đang mưa
雨が降っています
休みの日土曜日と日曜日です。
Chú ý:
「が」 Dùng trong 「しつれですが」hoặc「すみませんが」để mở đầu một câu nói nên không còn mang ý nghĩa để nối hai câu, mà chỉ còn mang ý nghĩa nối tiếp mà thôi.
Xin lỗi, bạn tên gì?
しつれですが、お名前は?
Xin lỗi, có thể giúp tôi được không?
すみませんが、手伝ってもらえませんか?

11. ~ から ~ : từ ~ đến ~
Giải thích:
「から」biểu thị điểm bắt đầu của thời gian và địa điểm, còn 「まで」biểu thị điểm kết
thúc và thời gian của địa điểm.
「から」và 「まで」không nhất thiết phải đi kèm với nhau, mà còn có thể được dùng
riêng biệt.
Có thể dùng [です」với 「から」、「まで」và 「~から~まで」
Ví dụ:
Tôi làm việc từ 8h đến 5h chiều.
9時から午後5時まで働きます。
Từ Tokyo đến Osaka mất 3 tiếng.
大阪から東京まで3時間かかります。
Tôi làm việc từ 8h
8時から働きます。
Ngân hàng mở cửa từ 7h30 đến 4h30 chiều
銀行は7時30から4時30までです。
Giờ nghỉ trưa từ 11h30
昼休みは11時30からです。

12. ~あまり~ない ~ : không ~ lắm
Giải thích:
「あまり」là phó từ biểu thị mức độ. Khi làm chức năng bổ nghĩa cho tính từ thì chúng được đặt trước tính từ.
「あまり」là phó từ biểu thị mức độ. Khi làm chức năng bổ nghĩa cho động từ thì chúng được đặt trước động từ
Ví dụ:
Tiếng Nhật của tôi không giỏi lắm
私の日本語はあまり上手ではありません。
Thời tiết hôm nay không lạnh lắm
今日の天気はあまり寒くないです。
Tiếng Anh thì không biết lắm
英語あまりが分かりません。

13. ~ 全然~ない ~: hoàn toàn ~ không.

Giải thích:
Là phó từ biểu thị mức độ.khi làm chức năng bổ nghĩa cho động từ thì chúng được đặt trước động từ. Mang ý nghĩa hoàn toàn…không, thì luôn đi với câu phủ định.
Ví dụ:
Tôi không có tiền.
お金が全然ありません。

Tôi hoàn toàn không hiểu.
全然分かりません
Chú ý:
「全然」Còn có thể dùng bổ nghĩa cho tính từ
Cuốn sách này không hay chút nào
この本は全然面白くないです。

14. ~なかなか~ない: mãi mà, mãi mới
Giải thích:
Là phó từ biểu thị mức độ, khi làm chức năng biểu thị nghĩa cho động từ thì chúng được đặt trước động từ. Diễn tả ý để thực hiện một điều gì đó phải mất thời gian, sức lực, khó thực hiện
Ví dụ:
Mãi mà không ngủ được.
なかなか寝ません。
Vấn đề này không thể giải quyết ngay được.
この問題はなかなか解けない。

15. ~ ませんか~ :Anh/ chị cùng ….với tôi không?
Giải thích:
Mẫu câu này dùng để mời hoặc đề nghị người nghe cùng làm một việc gì đó.
Ví dụ:
Anh/ chị đi ăn cùng tôi không?
いっしょに食べませんか?
Anh/ chị đi du lịch cùng tôi không?
いっしょに旅行へ行きませんか?
Anh/ chị lấy muối dùm tôi được không?
塩を作ってくれませんか?
Cùng đi hát karaoke nhé
いっしょにカラオケへ行きませんか

16. ~があります~: Có
Giải thích:
Mẫu câu này dùng để nói về nơi ở, sự hiện hữu của đồ vật. Những vật ở đây sẽ làm chủ ngữ trong câu, và được biểu thị bằng trợ từ「が」「があります」dùng cho đối tượng không chuyển động được như đồ đạc, cây cối
Ví dụ:
Có cái máy vi tính trên bàn
テーブルの上にコンピュータがあります
Đi khoảng 1km thì sẽ có siêu thị
1キロくらい行くと、スーパーがあります。
Có tiền
お金があります。
Có sự khác nhau giữa ý kiến của bạn và cô ấy không?
あなたと彼女の意見には違いがありますか?

17. ~がいます~:Có
Giải thích:
Mẫu câu này dùng để nói về nơi ở, sự hiện hữu của người, động vật. Người, động vật ở đây sẽ làm chủ ngữ trong câu, và được biểu thị bằng trợ từ「が」
「がいます」Được dùng cho đối tượng có thể chuyển động được như người, động vật
Ví dụ:
Có cô gái
女の子がいます。
Có 5 con chó
五匹犬がいます。
Có người muốn gặp bạn
あなたに会いたいという人がいます。
Lớp học này có 25 người
このクラスには25人がいます。

Ở Việt Nam có động vật quý hiếm
ベトナムには珍しい動物がいます。

18. ~ 動詞+ 数量 ~: Tương ứng với động từ chỉ số lượng
Giải thích:
Thông thường thì lượng từ được đặt trước động từ mà nó bổ nghĩa, trừ trường hợp của lượng từ chỉ thời gian.
Ví dụ:
Tôi ( đã)mua 4 quả cam
みかんを4つ買いました。
Có 2 nhân viên nước ngoài
外国人の社員がいます。
Tôi đã ăn hết 2 quả táo
りんごを4つ食べました。

19. ~に~回: Làm ~ lần trong khoảng thời gian.
Giải thích;
Diễn tả tuần suất làm việc gì đó trong một khoảng thời gian
Ví dụ:
Tôi xem phim 2 lần 1 tháng
私は 一月に2回映画を見ます。
Tôi học tiếng nhật 4 ngày 1 tuần
私は 一週間に4回日本語を勉強します。

20. ~ましょう~: chúng ta hãy cùng ~
Giải thích:
Diễn tả sự thôi thúc cùng nhau làm việc gì đó.
Ví dụ:
Cùng nghỉ một chút nhé
ちょっと、休みましょう。
Chúng ta kết thúc thôi
では、終わりましょう。
Chú ý:
Nằm trong mẫu câu thường dùng để rủ rê người nghe cùng làm việc gì đó
A: cùng đi ăn trưa nhé
B: ừ, cùng đi
A: いっしょに 昼ごはん を食べませんか?
B: ええ、食べましょう。

21. ~ ましょうか?~ :Tôi ~ hộ cho
anh nhé
Giải thích:
Diễn tả sự xin phép để giúp đỡ người khác
Ví dụ:
Nặng nhỉ, để tôi mang giúp cho bạn
重いですね。待ちましょうか?
Mệt quá, nghĩ một chút không?
疲れました、ちょっと休みましょうか?
Chú ý:
Dùng trong mẫu câu thường để rủ rê người nghe cùng làm việc gì đó.

22. ~ がほしい: Muốn:
Giải thích:
Mẫu câu này biểu thị ham muốn sở hữu một vật hoặc một người nào đó của người nói.
Nó cũng được dùng để hỏi về ham muốn của người nghe. Đối tượng của ham muốn được biểu thị bằng trợ từ [が] [ほしい] là tính từ đuôi [い]
Ví dụ:
Tôi muốn có tiền
私はお金がほしいです
Tôi muốn có bạn bè
私は友達が欲しいです。
Bây giờ bạn muốn có cái gì nhất?
今、何が一番欲しいですか?
Chú ý:
Vì là tính từ đuôi い , nên phủ định của 「ほしい」là 「ほしくない」có nghĩa là không muốn.
Anh muốn có con không? Không, tôi không muốn
子供がほしいですか? いいえ、欲しいくないです。
Mẫu câu không thể dùng để biểu thị ham muốn của người thứ ba.
Mẫu câu không thể dùng để mời người nghe dùng một thứ gì hay làm gì. Ví dụ, trong trường hợp muốn mời người nghe uống cà phê thì không nói [コーヒーが欲しいですか?」 mà nói là「コーヒーはいかがですか?」

23. ~たい~: Muốn
Giải thích:
Khi động từ được dùng cùng với thì ta gọi là thể của động từ. Ví dụ trong 「かいます」,
thì 「かい」được gọi ます」là của「かいます」
Động từ thể「ます たい」. Đây là cách nói của sự “muốn làm” một cái gì đó. Cách nói này dùng để biểu thị ý muốn của bản thân người nói, và để hỏi về ý kiến của người nghe. Ngoài 「を」thì không có trợ từ nào dùng thay thế「が」. Động từ thể「ます たい」chia cách tương tự như tính từ đuôi「い」
Ví dụ:
Tôi muốn đi Nhật
日本へ行きたいです。
Tôi muốn ăn sushi
寿司を食べたいです。
Vì đau răng nên tôi không muốn ăn gì
歯が痛いですから、何も食べたくないです。
Chú ý:
Mẫu câu 「たいです」không thể dùng để biểu thị ham muốn của người thứ ba.
Mẫu câu [ động từ thể たいです] không thể dùng để mời người nghe dùng một thứ gì hay làm gì.
Ví dụ, trong trường hợp muốn mời người nghe uống cà phê thì không nói [コーヒーが飲みたいですか?」mà nói là「コーヒーが飲みませんか?」

24. ~へ~を~に行: Đi đến….để làm gì
Giải thích:
Động từ ở thể [ます] hoặc danh từ đặt trước trợ từ [に] biểu thị mục đích của「いきます」 . Danh từ đặt trước [に] phải là danh từ chỉ hành động.
Ví dụ:
Tôi đi đến Nhật để học văn hóa
日本へ文化の勉強に来ました。
Tôi đi siêu thị để mua sắm
スーパーへ買い物に行きます
Tôi đi nhà hàng để ăn tối
レストランーヘ晩御飯を食べに行きます
Chú ý:
Có thể đặt trước[に] các danh từ chỉ sự việc được tổ chức ra như lễ hội, buổi hòa nhạc.
Trong trường hợp này thì mục đích của người nói là xem lễ hội, nghe nhạc v.v….
Ngày mai tôi đi Tokyo để xem lễ hội
明日東京のお祭りに行きます。

25. ~てください~: Hãy

Giải thích:
Mẫu câu này được dùng khi người nói muốn nhờ vả, sai khiến hoặc khuyên nhủ người nghe. Khi nói với người trên thì không dùng mẫu này với ý sai khiến.
Ví dụ:
Xin lỗi, hãy chỉ cho tôi cách đọc chữ kanji này.
すみませんが、この漢字の読み方を教えてください。
Xin hãy viết địa chỉ và tên vào chỗ này
ここに住所と名前を書いてください。
Nhất định hãy đến chỗ tôi chơi
ぜひ遊びに来てください。
Chú ý:
Khi đề nghị ai làm việc gì,すみませんが luôn đặt trước – てください như trong VD1, như vậy sẽ lịch sự hơn TH chỉ dùng – てください

26. ~ ないてください: ( xin ) đừng / không
Giải thích;
Mẫu câu này được dùng khi muốn yêu cầu ai đó đừng làm một việc gì đó.
Ví dụ:
Vì tôi khỏe nên đừng lo cho tôi
私は元気ですから、心配しないでくだ さい
Xin đừng chụp ảnh ở đây
ここで写真を撮らないでください。
Xin đừng hút thuốc trong bệnh viện
病院でタバコを吸わ内でください。

27. ~ てもいいです~: Làm ~ được:
Giải thích:
Mẫu câu này dùng để biểu thị sự được phép làm một điều gì đó.
Nếu mẫu câu này thành câu nghi vấn thì chúng ta sẽ được một câu xin phép.
Khi trả lời thì chú ý cách trả lời tế nhị khi từ chối.
Ví dụ:
Được phép đọc sách ( ở đây )
本を読んでもいいです。
Tôi hút thuốc có được không?
タバコを吸ってもいいですか?
Tôi lấy cuốn sách này có được không?
この本をもらってもいいですか?
……Vâng, được. Xin mời
ええ、いいですよ。どうぞ。
……Xin lỗi. Tôi e rằng không được
すみません。ちょっと。。。

28. ~ てはいけません~: Không được làm ~
Giải thích:
Mẫu câu này biểu thị ý nghĩa “cấm” hay “không được” làm một việc gì đó.
Dùng để trả lời cho câu hỏi [ Động từ thể てもいいですか?]
Ví dụ:
Không được đậu xe ở đây. Vì đây là khu vực cấm đậu xe.
ここで車に止めてはいけません。駐車禁止ですから。
Tôi hút thuốc ở đây có được không?
ここでタバコを吸ってはいけませんか?
Không, không được hút
いいえ。吸ってはいけません。
Chú ý:
Đối với câu hỏi [ Động từ thể てもいいで すか?], khi muốn nhấn mạnh câu trả lời không được thì có thể lược bỏ [ Động từ thểては] mà chỉ trả lời là [ いいえ, いけません」
Cách trả lời này không dùng với người trên
Thưa cô, chúng em nói chuyện ở đây có được không?
先生、ここで話してもいいですか?
Không, không được
いいえ、いけません。

29. ~ なくてもいいです~:Không phải, không cần ~ cũng được
Giải thích:
Mẫu câu này biểu thị rằng một đối tượng nào đó không phải làm một việc gì đó
Ví dụ:
Ngày mai anh không đến cũng được
明日来なくてもいいです。
Không làm cũng được
しなくてもいいです。
Không cần vội vàng như thế đâu
急がなくてもいいです。

30. ~ なければなりません~: Phải
~
Giải thích:
Mẫu câu này biểu thị rằng một đối tượng nào đó phải làm một việc gì đó mà không phụ thuộc vào ý muốn của đối tượng thực hiện hành động. Lưu ý là mẫu câu này không mang ý nghĩa phủ định
Ví dụ:
Tôi phải uống thuốc
薬を飲まなければなりません。
Mỗi ngày tôi phải học tiếng Nhật 1 tiếng
毎日一時間日本語を勉強しなければなりません。
Thầy giáo không biết tiếng Việt, nên phải nói tiếng Nhật
先生はベトナム語が分かりません、日本語が話さなければなりません。

31. ~ないといけない~: Phải ~
Giải thích:
Động từ ở thể 「ない」ghép với「といけない」
Ví dụ:
Tôi phải viết báo cáo bằng tiếng anh
英語でレポートを書かないといけない。
Tôi phải học hành chăm chỉ để đậu tốt nghiệp
卒業に合格ために、一生懸命勉強しないといけない。
Để viết báo cáo thì phải đọc tài liệu này
レポートを書くためにはこの書類を読まないといけない。
Chú ý:
Có thể dùng mẫu câu này để đặt câu hỏi cần phải…
Vậy thì cần phải học đến mấy năm?
では、どうのくらい何時間勉強しないといけないか?

32. ~ なくちゃいけない~: Không thể không (phải)
Giải thích:
Động từ thể ない bỏ い thay bằng なくちゃいけない
Có nghĩa cần thiết làm làm gì đó.
Ví dụ:
Tôi phải ăn
食べなくちゃいけない。
Tôi phải ngủ trước 10h
10時前に寝なくちゃいけない。

Tôi phải học bài mỗi ngày
毎日勉強しなくちゃいけない。
Chú ý:
Mẫu câu này tương đương mẫu câu なくてはいけない。
Tuy nhiên người ta sử dụng mẫu câu なくちゃいけない để biểu đạt trong văn nói

33. ~だけ~: Chỉ ~
Giải thích:
Diễn tả ý nghĩa ngoài điều đó ra thì không còn điều nào khác
Ngoài ra còn diễn tả ý nghĩa phủ định 「だけでなく」( không còn )
Ví dụ:
Tôi chỉ cho một mình anh biết mà thôi
あなただけにお知らせします。
Thua ai khác thì được, chứ tôi không muốn thua anh ấy
あの人にだけは負けたくない。
Chỉ xem không mua cũng được
見るだけ買わなくてもいいです。

34. ~から~: Vì ~
Giải thích:
Được dùng để nối hai câu thành một câu. Câu 1 biểu thị lý do cho câu 2. Cũng có thể nối 2 câu trước, sau đó nối câu 1 kèm theo「から」
Ví dụ:
Vì buổi sáng bận quá nên tôi không ăn sáng
朝忙しいですから、朝ごはんを食べません。
Anh có xem tin tức vào buổi sáng không?
毎朝、ニュースを見ませんか?
Không, tôi không có thời gian
いいえ、時間がありませんから

35. ~のが~: Danh từ hóa động từ
Giải thích:
Trong mẫu câu này thì các tính từ chỉ sở thích, kỹ năng, năng lực, ví dụ như すてき(な)、きらい(な)、じょうず「な」、へた「な」、はやい、おそい。。。được dùng.
Ví dụ:
Tôi thích nghe nhạc
私は音楽を聞くのがすきです
Cô ấy nói tiếng Nhật giỏi
彼女は日本語を話すのが上手です。
Tôi thích nuôi chó
私は犬を育てるのが好きです。
Người Nhật đi bộ nhanh
日本人は歩くのが速いです。

36. ~のを~: Danh từ hóa động từ
Giải thích:
Diễn tả danh từ hóa động từ với động từ わすれました sẽ sử dụng thể nguyên dạng(辞書形)có nghĩa là quên.
Diễn tả danh từ hóa động từ với động từ 知っていますか?sẽ sử dụng thể thông thường(普通形)có nghĩa là Anh biết…không?
Mẫu câu dùng để hỏi xem người nghe có biết được nội dung được biểu thị ở phần trước không?
Ví dụ:
Tôi quên mua thuốc
薬を買うのを忘れました。
Tôi quên đóng cửa sổ
窓を閉めるのをわすれました。
Bạn có biết cô giáo mới tên Mei không?
新先生のめいさんが名前のを知っていますか?
Bạn có biết chị Mai đã sinh em bé không?
マイさんに赤ちゃんが生まれたのを知っていますか?

37. ~のは~ : Danh từ hóa động từ
Giải thích:
Mẫu câu này, 「の」dùng để thay thế danh từ biểu thị đồ vật, người, địa điểm v.v…để nêu ra chủ đề của câu.
Ví dụ:
Tháng mưa nhiều nhất trong năm là tháng

1年で一番雨が多いのは8月です。
Cùng nhau ăn uống thì thật là vui
いっしょに食事のは楽しいです。
Tôi được sinh ra ở một vùng quê nhỏ của Việt Nam
私は生まれたのはベトナムの小さな町です。

38. ~もう~ました~: Đã làm gì ~
Giải thích:
Diễn tả hành động đã hoàn thành
Ví dụ:
Đã làm bài tập xong chưa?
もう宿題をしましたか?
Đã ăn tối chưa?
もう晩御飯を食べましたか?

39. ~まだ~ていません。: Vẫn chưa làm ~
Giải thích:
Diễn tả một hành động chưa hoàn thành nhưng có ý định sẽ làm.
Ví dụ:
Ăn cơm chưa? Vẫn chưa ăn
ご飯を食べましたか? いいえ、まだ食べていません。
Cuốn sách này đọc chưa? Vẫn chưa đọc
この本は、まだ読んでいませんか? いいえ、まだです。
Nguyên nhân của tai nạn vẫn chưa rõ
事故の原因は、まだ分かっていません。
Tôi vẫn chưa từng đi ra nước ngoài.
外国には、まだ一度も行っていません。
Bị cảm vẫn chưa khỏi.
風邪はまだよくていません。

40. ~より~: So với…
Giải thích:
Diễn tả sự so sánh
Ví dụ
Nhật Bản lớn hơn Việt Nam
日本はベトナムより大きです。
Mùa đông năm nay lạnh hơn mùa đông năm ngoái
今年の冬は昨年よりも寒い。
Chú ý:
N1 は N2 より không dùng cho tính từ ở dạng phủ định.
Sushi rẻ hơn tempura phải không?
寿司は天ぷらより安いですか?
Không, tempura đắc hơn
Đúng いいえ、天ぷらは寿司より高いです。
Sai いいえ、天ぷらは寿司より安くありません。
Nếu muốn phủ định thì dùng tính từ ngược nghĩa chứ không dùng thể phủ định của tính từ.

41. ~ほど~ない~: Không … bằng
Giải thích:
Thể hiện ý lấy N2 làm chuẩn để so sánh thì N1 không bằng N2
Ví dụ:
Việt Nam không lạnh bằng Nhật Bản
ベトナムは日本ほど寒くない。
Anh Yamada nói tiếng Anh không giỏi bằng Anh Tanaka
山田さんは田中さんほど英語を話する が上手ではありません。

42. ~と同じ~: Giống với ~, tương tự với ~
Giải thích:
Diễn tả hai thứ giống nhau cả về bản chất và hình thức.
Ví dụ:
Cuốn sách này cùng nhà xuất bản với cuốn sách kia.
この本はあの本と出版社が同じだ。
Cho tôi món giống như món của người kia đang ăn.
あの人が食べているのと同じものをく ださい。
Chiếc máy cát sét này giống chiếc ở nhà tôi.
このステレオはうちのと同じだ。

43. ~のなかで ~ がいちばん~
Trong số … nhất
Giải thích:
Dùng để chỉ ra phạm vi so sánh từ 3 vật trở lên
Ví dụ:
Trong các mùa trong năm, tôi thích nhất là mùa xuân.
季節の中で、春が一番好きです。
Trong số 3 chị em thì tôi là người ốm nhất
3人姉妹のなかで、私が一番細いです。

44. ~く/ ~ になる~: Trở thành, trở nên
Giải thích:
Diễn tả một hành vi trong tương lai sẽ phát sinh một kết quả nào đó.
Ví dụ
Vào tháng 7 này tôi sẽ trở thành thạc sĩ.
今年の7月に博士になります。
Căn phòng này trở nên ấm hơn
今部屋はもっと暖かくなる。
Từ năm sau, này mùng 10 tháng 3 sẽ trở
thành ngày nghĩ của trường.
来年から3月10日は休校日になります。

45. ~も~ない~: Cho dù ~ cũng không
Giải thích:
Mẫu câu này biểu thị điều kiện ngược, dùng khi một hành động nào đó trong một hoàng cảnh nhất định đáng ra phải làm nhưng lại không làm, một việc nào đó đáng ra phải xảy ra nhưng lại không xảy ra, hoặc một kết quả trái với quan niệm thông thường của mọi người.
Ví dụ:
Cho dù giá rẻ tôi cũng không mua.
安くても、買いません。
Cho dù đọc bao nhiêu lần cũng không thể nhớ được
何回も、覚えません。
Cho dù điện thoại có tiện lợi như thế nào nhưng tôi cũng không sử dụng
便利でも、携帯電話を使わない。
Cho dù đói cũng không ăn

お腹がすいた、食べません。
Cho dù rãnh cũng không đi chơi
暇ても、遊びません。

46. ~たり。。。~たりする: Làm ~ làm, và ~
Giải thích;
Dùng để liệt kê nhiều hành động hay tính chất của sự vật
Ví dụ:
Tôi thích đi bộ và nghe nhạc
私は歩かったり、音楽を聞かったりす る好きです。
Tuần trước tôi đi siêu thị và nhà sách
先週私はスーパーに行ったり、書店に行ったりしました。
Cái cặp này to và nặng
このかばん大きかったり、重かったりするかばん。
Người đó lúc nào cũng thân thiện và vui tính
あの人は親切だったり、朗らかった人です。
Anh ta đẹp trai và thông minh
彼はハンサムだったり、賢かった人です

47. ~ている~: Vẫn đang
Giải thích:
Diễn tả một hành động đang diễn ra.
Diễn tả về một trạng thái ( là kết quả của một hành động) vẫn còn lại, vẫn tiếp tục ở hiện tại.
Dùng để nói về các tập quán, thói quen ( tức là những hành vi được lặp đi lặp lại trong một thời gian dài) . Nếu là một thói quen hay một hành vi trong quá khứ thì dùng thể「ていました」
Dùng để nói về nghề nghiệp hay tình cảnh của ai đó.
Ví dụ:
Tôi đang học tiếng Nhật
日本語を勉強している。
Tôi sống ở Việt Nam
私はベトナムに住んでいます。
Em gái tôi đang học cấp 3
妹は高学校で勉強しています。
Siêu thị có bán hoa
スーバーで花を売っています。
Tôi biết cô Mei
私は明さんを知っています。
Chị gái tôi làm việc ở Đồng Nai
姉さんはドンナィで働いています。
Tôi đang sử dụng điện thoại của công ty Nhật
日本製の携帯電話を使っています。
Chú ý:
Chúng ta dùng mẫu câu này để trả lời khi được hỏi「おしごとはなんですか?」

48. ~ることがある~: Có khi, thỉnh thoảng
Giải thích:
Diễn tả một sự việc xảy ra không có tính thường xuyên, lâu lâu, thỉnh thoảng mới xảy ra.
Ví dụ:
Bạn có thường xem phim không?
映画を見ることがありませんか?
Một tháng tôi đi siêu thị vài lần
私は月に何回スーパーに行くことがあります。

49. ~ないことがある~: Có khi nào không….?
Giải thích:
Diễn tả sự việc xảy ra không có tính thường xuyên, lâu lâu, thỉnh thoảng mới xảy ra.
Ví dụ:
Bạn có khi nào không ăn sáng không?
朝ごはんを食べないことがありますか?
Bạn có khi nào học suốt mà không đi đâu không?
勉強にいてどこへも行かないことがありませんか?

50. ~たことがある~: Đã từng
Giải thích:
Dùng để chỉ một hành động đã từng xảy ra trong quá khứ
Ví dụ:
Quyển sách đó hồi bé tôi đã từng đọc rồi.
その本あら子供の頃読んだことがあります。
Tính đến giờ thì tôi đã gặp Yahashi 2 lần rồi.
やはしさんにはこれまでに2度お会いしたことがあります。
Luyện tập nhiều như vậy nhưng cũng có lúc thất bại.
これだけ練習していても、時として失敗することがある。
Tôi đã từng đi Đà lạt
私はダラトに行ったことがあります。
Chú ý:
Trường hợp muốn thể hiện câu hỏi với ý
“anh/ chị đã ~ từng chưa?” thì ta thêm trợ từ
[か] vào sau mẫu câu
Bạn đến Nhật Bản bao giờ chưa?
日本へ行ったことがありますか?

51. ~や~など: Như là…và…
Giải thích:
Trợ từ 「や」được dùng khi chúng ta muốn liệt kê các danh từ. Trợ từ 「や」được dùng để liệt kê một số đối tượng tiêu biểu (hai danh từ trở lên) mà thôi. Chúng ta có thể dùng trợ từ 「など」ở cuối danh từ để biểu thị rõ rằng có những đối tượng khác ngoài đối tượng được nêu.
Ví dụ:
trên bàn có sách và viết
机の上に本やペンなどがあります。
Trong túi có tiền và hình.
袋の中にお金や写真などがあります。

52. ~ので~: Bởi vì ~
Giải thích:
Diễn tả lý do khách quan, tự nhiên, tất nhiên dẫn đến như thế.
Khi sử dụng 「ので」sẽ thể hiện cách nói nhẹ nhàng, mềm mại nên sẽ không dùng đến phần sau của câu ở thể mệnh lệnh hay cấm chỉ.
Ví dụ:
Vì trời sắp mưa nên trận đấu sẽ dời lại
雨が降りそうなので試合は中止します。
Vì đã muộn nên tôi xin phép về trước
もう遅いのでこれで失礼いたします。
Vì bị cảm nên tôi đã nghỉ làm
風邪をひいたので会社を休みました。
Chú ý;
Phân biệt giữa 「ので」và 「から」
「ので」Dùng nêu lên lý do mang tính khách quan
Vì xe buýt tới trễ nên tôi tới muộn
バースが遅れたので、遅刻しました。

「から」Dùng nêu lên lý do mang tính chủ quan
Vì đói bụng nên tôi ăn nhiều
お腹がすいたから、たくさん食べました。

52. ~まえに~ : trước khi ~
Giải thích:
Trường hợp của động từ: mẫu câu này biểu thị rằng động tác ở động từ 2 xảy ra trước động tác ở động từ 1. Động từ 1 luôn ở thể nguyên dạng, cho dù động từ 2 có ở thì quá khứ hoặc tương lai.
Trường hợp của danh từ: khi dùng 「まえに」sau danh từ thì chúng ta phải thêm「の」vào ngay sau danh từ. Danh từ ở trước 「まえに」là danh từ biểu thị hoặc ám chỉ động tác.
Trường hợp của lượng từ ( khoảng thời gian): nếu là lượng từ ( khoảng thời gian) thì không thêm「の」
Ví dụ:
Ngồi phía trước tôi là chị Sato
私のまえに砂糖さんが座っていた。
Phía trước nhà ga đã mọc lên một ngôi nhà chung cư lớn.
駅のまえに大きなマンションが建った。
Trước khi đi ngủ tôi thường nghe nhạc.
寝る前に音楽を聞きます。
Trước khi lập gia đình, tôi muốn cùng đám bạn thân đi du lịch thỏa thích một lần
結婚するまえには、一度ゆっくり仲間と旅行てもしてみたい。
Thầy giáo đã đi ra ngoài cách đây 1 tiếng
先生1時間まえに、出かけました。

53. ~てから:Sau khi ~, từ khi ~
Giải thích:
Mẫu câu này dùng để biểu thị rằng hành động ở động từ 2 được thực hiện sau khi hành động ở động từ 1 kết thúc. Thời của câu do thời của động từ cuối quyết định.
Ví dụ
Từ khi nghỉ hè tôi chưa lần nào đến trường
夏休みになってから一度も学校に行っていない。
Sau khi về nước tôi làm ở trường đại học
国へ帰ってから、大学で働きます。
Sau khi buổi học kết thúc tôi đi siêu thị
授業が終わったら,スーパーへ行きました。
Chú ý:
Như chúng ta thấy ở ví dụ thứ 3 thì đối với chủ ngữ của mệnh đề phụ chúng ta dùng để biểu thị.
Động từ đứng sau là động từ chỉ hành động.

54. ~たあとで: Sau khi ~
Giải thích:
Mẫu câu này dùng để diễn tả sự việc được thể hiện ở động từ 2 sau khi sự việc được biểu thị ở động từ 1 xảy ra.
Ví dụ:
Sau khi bạn đọc xong cuốn sách này thì cho tôi mượn nhé
この本、あなたが見たあとで、私にも貸してください。
Sau khi xong việc thì đi hát karaoke không?
仕事のあとで、カラオケにいきませんか?
Chú ý:
So với「Động từ thể てから」thì mẫu câu này thể hiện rõ hơn trình tự thời gian trước sau của sự việc.

55. ~とき: Khi ~
Giải thích:
Diễn tả một trạng thái hay một sự việc diễn ra đồng thời
V- る時(trước) khi. Hành động ở vế sau xảy ra trước hành động ở vế trước
V- た時(sau) khi. Sau khi một động tác
được thực hiện thì một sự việc khác mới xảy ra.
Ví dụ:
Lúc rảnh bạn thường làm gì?
暇な時は、どんなことをして過ごしますか?
Lúc đi Tokyo tôi đã sử dụng xe buýt chạy đêm
東京へ行くとき夜行バースを使っていった。
lúc xảy ra hỏa hoạn hay động đất xin đừng sử dụng thang máy
火事や地震が起こったときには、エレベータを使用しないでください。

56. ~でしょう?~: ~ đúng không?
Giải thích
Chắc chắn là ~ phải không?
Được dùng với giọng cao hơn để xác nhận sự đồng ý của người nghe khi người nói nghĩ là đương nghe có sự hiểu biết về chủ đề câu chuyện, và kỳ vọng là người nghe sẽ đồng ý với ý kiến của mình.
Ví dụ:
Bạn là sinh viên, đúng không?
あなたは、学生さんでしょうか?

57. ~多分 ~ でしょう~: Chắc hẳn là ~, có lẽ ~
Giải thích;
Dùng khi người nói nhận thấy khả năng chắc chắn 90% trở lên.
Ví dụ:
Cuốn sách kia chắc là hay lắm.
多分その本はおもしろいでしょう!
Nghĩ hè này chắc không về quê.
夏休みに田舎へ帰らないでしょう!

58. ~と思います : Tôi nghĩ rằng
Giải thích:
Chúng ta sử dụng trợ từ 「と」để biểu thịnội dung của「おもいます」
Dùng  để biểu thị sự suy đoán, phán xét
Khi phán đoán, suy xét về một nội dung mang ý nghĩa phủ định thì phần trước của「と」sẽ là phủ định. Dùng để bày tỏ ý kiến.
Khi muốn hỏi ai đó về một cái gì đó thì dùng mẫu câu 「~についてどうおもいま
すか」và chú ý không cần 「と」ở sau「どう」
Cách biểu thị sự đồng ý hoặc không đồng ý với người khác.
Ví dụ:
Tôi nghĩ là hôm nay trời sẽ không mưa.
今日は雨が降らないと思います。
Tôi nghĩ là thầy sẽ đến.
先生は来いと思います。
Tôi cho rằng chuyện anh ấy nói là xạo.
彼の言ったことはうそだと思います。
Tôi nhớ là mình đã đặt trên bàn.
確か、机の上に置いたともいます。
Máy vi tính tiện lợi nhỉ

コンピータは便利ですね。
Ừ, tôi cũng nghĩ thế
ええ、私そうも思います。
Tôi không nghĩ thế
私はそうも思いません。

59. ~と言います : Nói ~
Giải thích:
Chúng ta dùng trợ từ 「と」để biểu thị nội dung của「いいます」
Khi trích dẫn trực tiếp thì ta để nguyên phần trích dẫn đó và cho vào trong「」
Khi trích dẫn gián tiếp thì chúng ta dùng thể thông thường ở trước「と」 . Thời của phần trích dẫn không phụ thuộc vào thời câu.
Ví dụ;
Trước khi ăn thì thường nói [ chúc mọi người ngon miệng]
ご飯を食べるまえに「いただきます」といいました。
anh ấy nói cô bé kia là em gái của mình
彼は「その子を妹だ」と言います
Ông ấy bảo tôi là đồ ngốc
あの人は私のことを馬鹿だと言いました。

Trong cấp độ ngữ pháp N5 tiếng Nhật có khoảng 60 mẫu ngữ pháp bạn có thể chia ra học khoảng 5 đến 10 từ một ngày và nhớ nên đưa ví dụ vào mỗi mẫu ngữ pháp để học nhé!

2.Tổng hợp động từ tiếng Nhật N5

Nếu các bạn muốn học từ vựng theo kiểu tổng hợp động từ tiếng Nhật N5 hoặc muốn ôn tập lại những động từ mà bạn đã học ở cấp độ N5 thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những thứ bạn cần đấy. Nắm bắt được xu hướng học tiếng Nhật của các bạn hiện nay, Nhật Ngữ Hướng Minh sẽ thường xuyên gửi đến bạn những bài viết tổng hợp về danh từ, động từ, ngữ pháp..ở nhiều mức độ khác nhau. Hi vọng nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người.

SttNguyên dạngHiraganaDạng Masu       VますDạng TE/DE
Vて/Vで
Nghĩa
1会うあうあいますあってgặp, gặp gỡ
2開くあくあきますあいて(cái gì) mở ra
3開けるあけるあけますあけてmở (cái gì) ra
4上げるあげるあげますあげてnâng cái gì lên
5遊ぶあそぶあそびますあそんでchơi
6あびるあびるあびますあびてtắm (hoa sen), tràn ngập trong (ánh nắng)
7洗うあらうあらいますあらってrửa
8あるあるありますあってở, có (tĩnh vật)
9歩くあるくあるきますあるいてđi bộ, bước đi
10言ういういいますいってnói
11行くいくいきますいって*đi
12居るいるいますいてở, có (động vật)
13要るいるいりますいってcần có, cần thiết có
14入れるいれるいれますいれてcho (cái gì) vào (đâu)
15歌ううたううたいますうたってhát, ca hát
16生まれるうまれるうまれますうまれてđược sinh ra
17売るうるうりますうってbán, bán hàng
18起きるおきるおきますおきてthức giấc, dậy
19置くおくおきますおいてđặt, để (thứ gì ở đâu đó)
20教えるおしえるおしえますおしえてdạy, dạy học
21押すおすおしますおしてấn, bấm, đẩy ép (lên cái gì)
22覚えるおぼえるおぼえますおぼえてnhớ (trong đầu), ghi nhớ
23泳ぐおよぐおよぎますおよいでbơi, bơi lội
24降りるおりるおりますおりてxuống, đi xuống, rơi xuống
25終るおわるおわりますおわって(cái gì) xong, kết thúc
26買うかうかいますかってmua, mua hàng
27返すかえすかえしますかえしてtrả lại, hoàn lại
28帰るかえるかえりますかえってvề nhà
29かかるかかるかかりますかかってtốn (bao nhiêu thời gian), tốn bao nhiêu (tiền)
30書くかくかきますかいてviết
31かけるかけるかけますかけてtreo, bắc (cầu), gọi (điện thoại), tưới (nước), …
32貸すかすかしますかしてcho mượn, cho vay
33借りるかりるかりますかりてvay, mượn
34消えるきえるきえますきえてbiến mất, mất dạng, tắt
35聞くきくききますきいてnghe, hỏi han (hỏi thông tin)
36切るきるきりますきってcắt
37着るきるきますきてmặc (quần áo)
38曇るくもるくもりますくもってcó mây, (kính) mờ đi
39来るくるきます*きて*tới đây (bất quy tắc)
40消すけすけしますけしてxóa, xóa bỏ
41答えるこたえるこたえますこたえてtrả lời
42困るこまるこまりますこまってgặp rắc rối, cảm thấy lo lắng
43咲くさくさきますさいて(hoa) nở
44差すさすさしますさしてcắm, đâm, chọc, (ánh sáng) rọi vào, giương (dù, ô) lên, tra (dầu)
45死ぬしぬしにますしんでchết
46閉まるしまるしまりますしまって(cái gì) đóng lại
47閉めるしめるしめますしめてđóng (cái gì) lại
48締めるしめるしめますしめてbuộc, siết chặt, vặn chặt (ốc)
49知るしるしりますしってbiết, biết tin
50吸うすうすいますすってhút, hít, bú (sữa), hấp thụ
51住むすむすみますすんでcư trú, sống tại
52するするします*して*làm (to do) [bất quy tắc]
53座るすわるすわりますすわってngồi, ngồi xuống
54出すだすだしますだしてlấy ra, đưa ra, gửi đi, nộp (báo cáo)
55立つたつたちますたってđứng, đứng dậy
56頼むたのむたのみますたのんでnhờ vả, yêu cầu (làm gì)
57食べるたべるたべますたべてăn
58違うちがうちがいますちがってkhác, khác nhau
59使うつかうつかいますつかってdùng, sử dụng
60疲れるつかれるつかれますつかれてmệt, mệt mỏi
61着くつくつきますついてtới nơi (đâu), cập bến
62作るつくるつくりますつくってtạo, làm, chế tạo
63つけるつけるつけますつけてbật (điện, ti vi, máy lạnh), đính/dính vào, ngâm vào … gắn cái gì vào cái gì khác
64勤めるつとめるつとめますつとめてlàm việc tại …
65出かけるでかけるでかけますでかけてđi ra ngoài
66できるできるできますできてcó thể, làm được, có năng lực; (cơm) chín, (trái cây) ra trái, …
67出るでるでますでてđi ra, ra ngoài, tham dự
68飛ぶとぶとびますとんでbay, lượn
69止まるとまるとまりますとまって(cái gì) dừng lại, ngừng lại
70撮るとるとりますとってchụp ảnh, quay phim
71取るとるとりますとってlấy, cầm lấy / loại bỏ (lấy ra khỏi) [thủ]
72鳴くなくなきますないて(chim) kêu, hót, (chó) sủa, (mèo) kêu
73無くすなくすなくしますなくしてlàm mất, đánh mất
74習うならうならいますならってhọc (tự học), học tập
75並ぶならぶならびますならんで(cái gì) xếp thành hàng, xếp liên tục
76並べるならべるならべますならべてsắp xếp cái gì, xếp cái gì thành hàng
77なるなるなりますなってtrở nên, trở thành
78脱ぐぬぐぬぎますぬいでcởi, cởi bỏ (quần áo)
79寝るねるねますねてđi ngủ, ngủ
80登るのぼるのぼりますのぼってleo, trèo
81飲むのむのみますのんでuống, nuốt (hút …)
82乗るのるのりますのってleo lên, cưỡi lên, đi xe
83入るはいるはいりますはいってđi vào trong
84はくはくはきますはいてmặc (quần áo), đi (giày, dép)
85始まるはじまるはじまりますはじまって(việc gì) bắt đầu
86走るはしるはしりますはしってchạy
87働くはたらくはたらきますはたらいてlàm việc, lao động (nói chung) [động]
88話すはなすはなしますはなしてnói chuyện
89貼るはるはりますはってdán (cái gì), dính
90晴れるはれるはれますはれてtrời đẹp, trời quang đãng / (cảm giác) nhẹ nhõm
91引くひくひきますひいてkéo ra, rút ra, tra từ
92弾くひくひきますひいてchơi (nhạc cụ)
93吹くふくふきますふいて(gió) thổi, thổi
94降るふるふりますふってrơi xuống (mưa, tuyết)
95曲るまがるまがりますまがってquẹo, rẽ (đi đường), vòng qua / cong, bị cong
96待つまつまちますまってchờ, đợi
97磨くみがくみがきますみがいてmài, đánh (răng…), giũa
98見せるみせるみせますみせてcho xem, đưa cho xem, cho thấy
99見る(観る)みるみますみてnhìn, ngắm, xem
100持つもつもちますもってcầm, mang, nắm, có
101休むやすむやすみますやすんでnghỉ ngơi, đi nghỉ
102やるやるやりますやってlàm, chơi (game)
103行くゆくゆきますゆいてđi [văn học]
104呼ぶよぶよびますよんでgọi
105読むよむよみますよんでđọc
106分かるわかるわかりますわかってhiểu, biết, nắm rõ
107忘れるわすれるわすれますわすれてquên, quên lãng
108渡すわたすわたしますわたしてtrao tay, truyền tay cho
109渡るわたるわたりますわたってbăng qua

Ghi chú:

  • Dạng MASU là lịch sự. “Nguyên dạng” là dạng từ điển của động từ.
    Cột Hiragana là cách đọc
  • Dấu *: Động từ bất quy tắc.
  • Động từ “nguyên dạng” cũng là động từ thì hiện tại đơn giản ở dạng thường = PLAIN FORM (không lịch sự). Ví dụ: 友だちに会う tomodachi ni au = (tôi sẽ) gặp bạn.
  • Động từ dạng MASU là động từ thì hiện tại đơn giản ở dạng lịch sự = POLITE FORM. Ví dụ: 本を読みます。 = Tôi sẽ đọc sách ạ.
  • Dạng TE/DE: Dạng nối câu hay yêu cầu.
    読んで!(Yonde!) = Hãy đọc!
    持つ (motsu) + 帰る kaeru = 持って帰る motte kaeru (nối câu, bắt buộc phải nối câu để tránh phải chia thì nhiều lần và đúng ngữ pháp).

3. Tổng hợp trạng từ, liên từ, từ láy N5

3.1. Trạng từ

Tiếp nối chuyên đề học tiếng Nhật tổng hợp ở cấp độ N5 kỳ trước. Hôm nay Nhật Ngữ Hướng Minh sẽ gửi đến bạn danh sách trạng từ, trạng ngữ cấp độ N5. Mọi người cùng theo dõi nhé!

STTADVERBHIRAGANALOẠI TỪSỬ DỤNGNGHĨA
1あまりあまりTrạng từBổ nghĩa A[phủ định] không … lắm / rất
2いちばんいちばんTrạng từBổ nghĩa Athứ nhất, đầu tiên; tốt nhất [nhất phiên]
3いつもいつもTrạng từTrạng ngữlúc nào cũng, luôn
4いろいろいろいろTrạng từBổ nghĩa Vnhiều loại, nhiều loại khác nhau, nhiều thứ khác nhau, nhiều
5(大勢)おおぜいTrạng từBổ nghĩa Vnhiều người [đại thế]
6(結構)けっこうTrạng từBổ nghĩa A,Vkhá là [kết cấu]
7すぐにすぐにTrạng từBổ nghĩa Vngay lập tức
8少しすこしTrạng từBổ nghĩa Vmột ít
9全部ぜんぶTrạng từBổ nghĩa Vtoàn bộ, toàn thể
10(大変)たいへんTrạng từBổ nghĩa Akhủng khiếp, vô cùng, rất [đại biến]
11たくさんたくさんTrạng từBổ nghĩa Vnhiều, nhiều thứ
12たぶんたぶんTrạng từTrạng ngữcó lẽ [đa phần]
13だんだんだんだんTrạng từBổ nghĩa Vdần dần, ngày càng
14近くちかくTrạng từBổ nghĩa Vgần, chỗ gần
15ちょうどちょうどTrạng từTrạng ngữvừa đúng lúc, vừa đúng …
16ちょっとちょっとTrạng từTrạng ngữmột chút
17時々ときどきTrạng từTrạng ngữthỉnh thoảng
18とてもとてもTrạng từBổ nghĩa Arất
19初めてはじめてTrạng từBổ nghĩa Vlần đầu tiên
20ほんとうほんとうTrạng từBổ nghĩa Amột cách thật sự, thật là, đúng là, thật không? [本当 bản đương]
21またまたTrạng từBổ nghĩa Vlại (again), cũng
22まだまだTrạng từBổ nghĩa Vvẫn [đang], vẫn [chưa] … (nếu dùng với phủ định)
23まっすぐまっすぐTrạng từBổ nghĩa Vthẳng, thẳng tắp, ngay thẳng (tính cách); (đi) thẳng
24(皆)みな/みんなTrạng từBổ nghĩa Vtất cả, mọi người
25もうもうTrạng từBổ nghĩa Vđã (nhấn mạnh)
26もう一度もういちどTrạng từBổ nghĩa Vthêm một lần nữa
27もっともっとTrạng từBổ nghĩa V(làm gì) hơn nữa, (làm gì) nhiều hơn
28ゆっくりとゆっくりとTrạng từBổ nghĩa Vmột cách từ từ, một cách chậm rãi
29よくよくTrạng từBổ nghĩa Vthường hay, (làm) tốt, kỹ
30あさってあさってTrạng ngữChỉ thời gianngày kia (sau ngày mai)
31明日あしたTrạng ngữChỉ thời gianngày mai [minh nhật]
32後あとTrạng ngữChỉ thời giansau, sau khi, phía sau
33今いまTrạng ngữChỉ thời gianbây giờ, lúc này, hiện tại
34一昨日おとといTrạng ngữChỉ thời gianhôm kia (trước hôm qua) [nhất tạc nhật]
35一昨年おととしTrạng ngữChỉ thời giannăm kia (trước năm ngoái) [nhất tạc niên]
36昨日きのうTrạng ngữChỉ thời gianhôm qua [tạc nhật]
37今日きょうTrạng ngữChỉ thời gianhôm nay [kim nhật]
38去年きょねんTrạng ngữChỉ thời giannăm ngoái [khứ niên]
39今朝けさTrạng ngữChỉ thời giansáng nay [kim triều]
40今年ことしTrạng ngữChỉ thời giannăm nay [kim niên]
41今月こんげつTrạng ngữChỉ thời giantháng này [kim nguyệt]
42今週こんしゅうTrạng ngữChỉ thời giantuần này [kim chu]
43今晩こんばんTrạng ngữChỉ thời gianđêm nay [kim vãn]
44さ来年さらいねんTrạng ngữChỉ thời giannăm sau nữa (sau năm tới) [再来年 sarainen tái lai niên]
45先月せんげつTrạng ngữChỉ thời giantháng trước [tiên nguyệt]
46先週せんしゅうTrạng ngữChỉ thời giantuần trước [tiên chu]
47毎朝まいあさTrạng ngữChỉ thời gianmỗi sáng [mỗi triều]
48毎週まいしゅうTrạng ngữChỉ thời gianmỗi tuần, hàng tuần [mỗi chu]
49毎月まいつき/まいげつTrạng ngữChỉ thời gianhàng tháng [mỗi nguyệt]
50毎年まいとし/まいねんTrạng ngữChỉ thời gianhàng năm, mỗi năm [mỗi niên]
51毎日まいにちTrạng ngữChỉ thời gianhàng ngày [mỗi nhật]
52毎晩まいばんTrạng ngữChỉ thời gianmỗi tối [mỗi vãn]
53前まえTrạng ngữChỉ thời gianphía trước, trước đây
54昨夜ゆうべTrạng ngữChỉ thời gianđêm qua [tạc-dạ]
55来月らいげつTrạng ngữChỉ thời giantháng sau [lai nguyệt]
56来週らいしゅうTrạng ngữChỉ thời giantuần sau [lai chu]
57来年らいねんTrạng ngữChỉ thời giannăm sau [lai niên]

3.2. Liên từ

Liên từ trong tiếng Nhật có rất nhiều loại. Ngoài những liên từ thường xuất hiện trong các bài đọc, bài nghe thì còn có rất nhiều liên từ khác. Trong bài viết này Nhật Ngữ Hướng Minh sẽ giới thiệu đến bạn những liên từ như:

Liên từ trong giao tiếp

Liên từ trong quan hệ đồng thời và tăng tiến

Liên từ trong quan hệ giải thích

Liên từ trong quan hệ lựa chọn

Liên từ chuyển đổi chủ đề.

3.2.1. Liên từ thông dụng trong giao tiếp cơ bản

その : Đó, đó là (người/vật).
この: Đây, đây là (người/vật).
あの : Kia, kia là (người/vật).
ほんの [本の] : chỉ có, chỉ mới, chút.
どの:Nào, cái nào, người nào (người/vật)
どんな: Thế nào, như thế nào.
わが : Của mình, của bọn mình.
そんな: thế đó, như thế đó.
こんな: thế này, như thế này.
あんな: thế kia, như thế kia.
いろんな:nhiều loại, các loại.
ちいさな : Nhỏ, bé.
おおきな : bự, lớn.
きたる [来る]: ~ tới, sắp tới.
ある: Mỗi ~, có một…
あらゆる: tất cả, mỗi, mọi.
あくる [明くる]: ~ sau, mai.
いわゆる: Cái gọi là~.
たいした: rất nhiều ~, ~ trọng đại.
[如何なる] いかなる : trong bất cứ ~,  bất cứ ~, dù ~ thế nào đi nữa thì.
とんだ: ~ khó ai ngờ là, không ngờ~.

3.2.2. Liên từ trong quan hệ đồng thời và tăng tiến

おまけに お負けに: ngoài ra, hơn nữa, thêm vào đó.
かつ Đồng thời, hơn nữa.
しかも (然も): hơn nữa.
および [及び] Và, với, cùng với.
さらに (更に): hơn nữa, vả lại, ngoài ra.
それに (其れに): hơn thế nữa, bên cạnh đó, vả lại.
そのうえ(その上): ngoài ra, bên cạnh đó, hơn nữa là, hơn thế nữa.
それから(其れから): Do đó, sau đó, tiếp đó nữa.
なお (尚): vả lại, vẫn còn, thêm nữa.
そうでなければ nếu không như thế.
ならびに [並びに] cũng như, và.
また: ngoài ra, bên cạnh đó, lại còn, hơn nữa, hơn thế nữa.
ひいては: kế đó, với lại.

3.2.3. Liên từ tiếng Nhật thông dụng trong quan hệ giải thích

すなわち(即ち) cũng chính là nói, có nghĩa là, nghĩa là, tức là.
つまり(詰まり) tóm lại là, cũng chính là, tức là.
なぜなら(ば)(故なら) do là, bởi vì làm, …
よいするに chung quy lại là, tóm lại là, đơn giản mà nói.

3.2.4. Liên từ giao tiếp tiếng Nhật cơ bản trong quan hệ lựa chọn

それとも(其れ共)  hay, hoặc,hoặc là.
あるいは(或いは) hoặc là, hoặc.
もしくは [若しくは] hay là, hoặc là.
または nếu không thì, hoặc, hoặc là.

3.2.5. Liên từ chuyển đổi chủ đề

さて(偖) và bây giờ, và sau đây.
それでは(其れでは) sau đó, vậy thì, trong trường hợp đó.
そもそも trước hết, trước tiên, ngay từ ban đầu.
では thế là, thế thì.
ところで(所で) có điều là, thế còn, chỉ có điều.
ときに [時に] đôi lúc, thỉnh thoảng.

Trên đây là những liên từ đã được phân ra tùy vào mục đích, hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình kết nối các câu từ lại với nhau giúp cho câu văn thêm phần trôi chảy và xúc tích hơn.

3.3. Từ láy

Trong giao tiếp tiếng Nhật cũng được sử dụng như tiếng Việt, đặc biệt chúng ta thường hay sử dụng các từ láy để diễn đạt ý nói của mình. Dưới đây Hướng Minh sẽ giới thiệu cho các bạn tổng hợp từ láy tiếng Nhật sử dụng nhiều nhất nhé!

1. とうとう : cuối cùng, kết cục, sau cùng
2. はらはら : áy náy
3. ぼろぼろ : rách tơi tả, te tua
4. ぺらぺら : lưu loát, trôi chảy
5. ますます : ngày càng, hơn nữa
6. のろのろ : chậm chạp, lề mề
7. するする : một cách trôi chảy, nhanh chóng
8. そわそわ : không yên, hoang mang
9. まずまず: kha khá, tàm tạm
10. すらすら: trơn tru, trôi chảy

11. たびたび : thường xuyên, lập lại nhiều lần
12. なかなか : mãi mà không
13. びしょびしょ:ướt sũng, sũng nước
14. ぺこぺこ:đói meo mốc, đói đến đau quặn bụng
15. ちかちか:le lói
16. どきどき:hồi hộp, tim đập thình thịch
17. ごろごろ:ăn không ngồi rồi, sự lười nhác
18. きらきら:sự lấp lánh, lấp lánh
19. めちゃめちゃ:quá mức, quá đáng, liều lĩnh, thiếu thận trọng
20. ぴかぴか:lấp lánh, nhấp nháy, sáng loáng

21. ぽちゃぽちゃ:nước bắn tung tóe, bì bõm
22. くらくら: hoa mắt, choáng váng, chóng mặt
23. ぞろぞろ:lê thê, ùn ùn, nườm nượp, nối đuôi nhau
24. たらたら:tong tong, tí tách
25. ひらひら:bay bổng, bay phấp phới
26. たまたま : thỉnh thoảng, đôi khi, hiếm khi
27. ずきずき:nhức nhối, nhưng nhức, đau nhức
28. ずけずけ:thẳng thừng, huỵch toẹt
29. おいおい:này này
30. ずるずる:kéo dài mãi, dùng dà dùng dằng không kết thúc được

31. はきはき:minh bạch, rõ ràng, sáng suốt, minh mẫn
32. ぐいぐい: uống (rượu) ừng ực
33. ちびちび: nhấm nháp từng ly
34. ぐうぐう: chỉ trạng thái ngủ rất sâu, ngủ say
35. くすくす: cười tủm tỉm
36. げらげら : cười ha hả
37. ぐちゃぐちゃ: bèo nhèo, nhão nhoét
38. ぎゅうぎゅう: chật ních, chật cứng
39. ぐらぐら : lỏng lẻo, xiêu vẹo
40. しくしく: thút thít (しくしく泣く: Khóc thút thít)

41. わんわん: òa lên (わんわんなく: Khóc òa lên)
42. すたすた: nhanh nhẹn. (すたすた歩く: Đi bộ nhanh nhẹn)
43. のろのろ: chậm chạp (のろのろ歩く: Đi chậm như rùa)
44. にこにこ : tươi cười
45. ばらばら: lộn xộn, tan tành
46. ぴょんぴょん: nhảy lên nhảy xuống
47. ぼさぼさ: đầu như tổ quạ
48. ぎりぎり : vừa vặn, vừa tới, tới giới hạn
49. ぎらぎら: chói chang
50. うとうと: ngủ gật

Trên đây là những mẫu từ láy thông dụng mà người Nhật thường dùng trong giao tiếp. Các bạn nên lưu chúng lại và học mỗi ngày để bổ sung thêm vào kiến thức học tiếng Nhật của mình nhé. Chúc các bạn học tốt tiếng Nhật.

4. Các cặp từ trái nghĩa

Cùng Hướng Minh học tiếng Nhật qua các cặp từ trái nghĩa trong tiếng Nhật thường hay dùng nhất. Để các bạn có thể mở rộng vốn từ vựng tính từ tiếng Nhật cũng như tăng khả năng giao tiếp của mình và sử dụng chúng dễ dàng hơn thì hôm nay Hướng Minh sẽ giới thiệu cho các bạn các cặp từ trái nghĩa này thường chỉ cảm xúc, chỉ tính chất, chỉ kích thước trong tiếng Nhật.

4.1. Các cặp tính từ trái nghĩa chỉ cảm xúc

1.温かい(あたたかい : ấm  ><  冷たい(つめたい : lạnh
2. 強い(つよい ): mạnh  > <  弱い(よわい ): yếu
3. 暑い(あつい ): nóng   ><   寒い(さむい ):lạnh
4. 易しい(やさしい ): dễ   ><   難しい(むずかしい ): khó
5. 甘い(あまい ): ngọt    ><   辛い(からい ): cay
6. 嬉しい (うれしい)  : vui   ><   悲しい (かなしい) :buồn
7. 面白い (おもしろい) : thú vị    ><   詰らない (つまらない) : chán
8. 賑やか (にぎやか) : ồn ào    ><   静か (しずか) : yên tĩnh

4.2. Các cặp tính từ trái nghĩa chỉ vị trí, kích thước

9. 大きい(おおきい ): lớn   ><   小さい(ちいさい): nhỏ
10. 長い(ながい ): dài    ><   短い(みじかい ): ngắn
11. 太い(ふとい ): mập   ><    細い(ほそい ): gầy
12. 重い(おもい ): nặng   ><   軽い(かるい ): nhẹ
13. 深い(ふかい ): sâu     ><   浅い(あさい ): cạn
14. 広い(ひろい ): rộng    ><   狭い(せまい ): hẹp
15. 遠い(とおい ): xa       ><   近い(ちかい): gần
16. 厚い(あつい ): dày     ><   薄い(うすい): mỏng
17. 早い(はやい): nhanh    ><   遅い(おそい ): chậm

4.3. Các cặp tính từ trái nghĩa chỉ tính chất

18. 明るい(あかるい): sáng    ><   暗い(くらい ): tối
19. 硬い(かたい ): cứng     ><   柔らかい(やわらかい ): mềm
20. 安全 (あんぜん): an toàn    ><   危ない (あぶない): nguy hiểm
21. 多い(おおい ): nhiều     ><   少ない(すくない ): ít
22. 良い (いい): tốt         ><     悪い (わるい): xấu
23. 奇麗 (きれい): sạch     ><   汚い(きたない): dơ
24. 鋭い (するどい): sắc     ><   鈍い (にぶい): cùn

Trên đây là các cặp từ trái nghĩa trong tiếng Nhật mà Hướng Minh muốn gửi đến những bạn học tiếng Nhật các bạn có thể tham khảo để bổ sung thêm vào kiến thức tiếng Nhật của  mình nhé.

5. Cách dùng NE, YO, SA

Tiếng Nhật cách dùng vĩ tố NE, YO, SA

Giống như tiếng Việt, tiếng Nhật cũng có hệ thống vĩ tố kết thúc câu như “nhé”, “mà”, “đó”…Tuy nhiên, người học tiếng Nhật ở Việt Nam ít biết sử dụng hệ thống vĩ tố này trong đàm thoại. Thông qua bài viết này,  mình sẽ giới thiệu cho các bạn 3 vĩ tốcơ bản NE, YO, SA hy vọng sẽ cung cấp thêm tài liệu có ích giúp người học hiểu và sử dụng được hệ thống vĩ tố này.

5.1. Tiếng Nhật vĩ tố ね (NE)

Cũng giống như vĩ tố な, vĩ tố ね thường được sử dụng khi người nói muốn tìm kiếm sự đồng tình từ phía người nghe. Tuy nhiên nó không mang tính áp đặt nhiều như vĩ tố な. Vĩ tố ね dùng để diễn tả cảm xúc và thường được kéo dài thành ねえ. Mức độ cảm xúc nhẹ nhàng hay mạnh mẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.

Ví dụ:

1, きれいな部屋へやねえ。 (Căn phòng sạch sẽ ghê!)

2, これは私わたしのね。 (Cái này là của tôi mà!)

Trong một số trường hợp, để làm câu nói nhẹ nhàng hơn, người ta dùng thêm の trước ね đối với câu kết thúc bằng tính từ いhoặc động từ. Hay dùng なの trước ね đối với câu kết thúc bằng tính từ な danh từ.

Ví dụ:

3, やすいのね。 (Rẻ quá!)

4, 大変たいへんなのね。 (Mệt quá!)

Cuối cùng, vĩ tố ね còn được dùng khi muốn xác nhận lại thông tin từ người đối diện. Lúc này người nói sẽ lên giọng ở vĩ tố ね.

Ví dụ:

A: すみません、田中たなかさんの電話番号でんわばんごうは何番なんばんですか。

B: 093―123―4567です。

A: 093―123―4567ですね↑。どうも

5.2.Tiếng Nhật vĩ tốさ (SA)

Vĩ tố さ được dùng khi người nói có địa vị cao hơn hoặc ngang hàng với người nghe. Nam giới hay sử dụng hơn nữ giới. Dùng vĩ tố さ khi muốn thể hiện sự khẳng định, quyết đoán khi chỉ ra một điều hiển nhiên hoặc khi phê phán.

Ví dụ:

1, そんなこと分わかってるさ。( Tôi hiểu điều đó mà! (và tôi không cần anh phải nói cho tôi nghe) )

2, 僕ぼくもつらいさ。 (Tôi cũng chán vậy!)

3, うまくいくさ。 (Tôi biết mọi thứ sẽ ổn mà!)

4, お前まえが仕事しごとしないからさ。(Đó là bởi vì cậu không chịu làm việc.)

Cũng giống như các vĩ tố ぜ、ぞ、さ、な thường được nam giới sử dụng nhiều, cho thấy trong xã hội Nhật xưa, người ta rất coi trọng nam giới, nữ giới không có quyền đưa ra ý kiến và quan điểm của mình. Tính thứ bậc trong xã hội cũng thể hiện rõ trong cách dùng vĩ tố. Chỉ có những người ở vị trí trên mới có thể dùng để nói chuyện với người có địa vị thấp hơn.

5.3. Tiếng Nhật Vỹ Tốよ (YO)

Vĩ tố よ được dùng khi người nói muốn thông báo đến người nghe thông tin mà họ nghĩ người nghe không biết. Vì thế nó bao hàm ý tự tin, quả quyết của người nói. Mức độ nhẹ nhàng (nữ giới dùng) hay mạnh mẽ (nam giới dùng) của câu tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.

Ví dụ:

1,  明日会議あしたかいぎよ。 (Cuộc họp là vào ngày mai đấy!)
2, これきれいよ。 (Cái này đẹp đấy!)
3,  この花紫はなむらさきよ。 (Bông hoa này màu tím đấy!)

Trong các ví dụ trên, khi ta thấy kết thúc câu là danh từ, hay tính từ chỉ vẻ đẹp, màu sắc thì phần lớn là câu nói của nữ giới.

Còn nam giới sử dụngよ theo sau trạng thái hoặc thể ngắn.

Ví dụ:

4,  来年行らいねんいくよ。 (Sang năm tôi đi đó nha!)

5, 次つぎの番組ばんぐみは3時じからだよ。(Chương trình tiếp theo bắt đầu từ lúc 3h đấy!)

Khi kết thúc câu bằng tính từ いhoặc động từ, người ta thường thêm のtrướcよ.

Ví dụ:

6, 台湾たいわんからお客きゃくさんが来きたのよ。(Khách đến từ Đài Loan đấy!)

Đối với kết thúc câu là danh từ thì làなのよ.

Ví dụ:

7, 彼かれはアメリカ人なのよ。(Anh ấy là người Mỹ đấy!)

Người ta cũng hay sử dụng ね theo sau よ nhằm làm cho lời nói nhẹ nhàng hơn.

Ví dụ:

8, そうだよね。 (Ờ ha)

6. Nghi vấn từ trong tiếng Nhật

Là một bộ phận từ vô cùng thông dụng trong bất kì ngôn ngữ nào, nghi vấn từ là yếu tố cần thiết để cấu tạo nên câu tạo cho đoạn hội thoại có thêm điểm nhấn và thú vị hơn. Vậy nghi vấn từ trong tiếng Nhật bao gồm những từ, cụm từ nào? Cùng Nhật Ngữ Hướng Minh tìm hiểu một số từ quan trọng nhé!

Nghi vấn từ trong tiếng Nhật

1.だれ (dare) : Ai?
2. いつ (istu) : Khi nào?
3. なに (nani) : Cái gì?
4. どれ(dore) : Cái nào?
5. どうして (doushite) : Tại sao?
6. どう (dou) : Thế nào?
7. どんな (donna) : Như thế nào?
8. どのように (donoyouni) : Như thế nào?
9. なん (nan) : Cái gì ( đi với で )
10. どこ (doko) : Ở đâu?

11. おいくつ (oikutsu) : Bao nhiêu tuổi ( Cách nói lịch sự, cho cấp trên người lớn tuổi)
12. なんさい (nansai) : Bao nhiêu tuổi ( cho bạn bè và người dưới)
13. どのくらい.どのぐらい(donokurai) (donogurai) : Bao nhiêu lâu
14. どちら (dochira) : Đâu. Đằng nào (Lịch sự của どこ)
15. なんで (nande) : Bằng cái gì?
16. いくら (ikura) : Bao nhiêu tiền
17. どなた (donata) : Vị nào (kính ngữ của だれ)
18. なんじ (nanji) : Mấy giờ
19. なんようび (nanyoubi) : Thứ mấy?
20. なんがつ (nangatsu) : Tháng mấy

21. なんねん (nannen) : Năm mấy?
22. なんにち (nanichi) : Ngày mấy
23. なんかげつ (nankagetsu) : Mấy tháng?
24. なんにん (nannin) : Mấy người?
25. なんかい (nankai) : Mấy lần?
26. なんがい (nangai) : Mấy tầng?
27. なんぞく (nanzoku) : Mấy đôi?
28. なんげん (nangen) : Mấy căn?
29. なんちゃく (nanchaku) : Mấy bộ?
30. なんぷん (nanpun) : Mấy phút?

31. なんびょう (nanbyou) : Mấy giây?
32. なんしゅうかん (nanshuukan) : Mấy tuần?
33. なんまい (nanmai) : Mấy tờ?
34. なんだい (nandai) : Mấy cái?
35. なんばん (nanban) : Số mấy?
36. なにじん (nanijin) : Người gì?
37. なにご (nanigo) : Ngôn ngữ gì?
38. なんこ (nango) : Đếm chiếc
39. なんさつ (nansatsu) : Đếm mấy quyển sách
40. なんぼん (nanbon) : Đếm bông
41. なんばい (nanbai) : Đếm ly, bát, chén
42. なんびき (nanbiki) : Đếm con

7. Trạng từ thường xuất hiện trong tiếng Nhật

50 trạng từ thường dùng trong giao tiếp tiếng Nhật

Trạng từ là thành phần quan trọng trong tiếng Nhật. Hôm nay, Nhật ngữ Hướng Minh sẽ gửi đến các bạn những dạng trạng từ cơ bản và tổng hợp những trạng từ thường gặp nhất trong tiếng Nhật.

7.1. Các dạng trạng từ

7.1.1. Dạng nguyên gốc

­Ví dụ: たくさん、とても、あまり、なかなか

7.1.2. Dạng biến đổi từ tính từ

Trạng từ tạo bởi Danh từ + Trợ từ
Placeで = tại đâu (trạng ngữ chỉ nơi chốn)
Timeに = vào lúc (trạng ngữ chỉ thời gian)
Personから = (nhận) từ ai
Placeから = (đi) từ đâu
v.v…

­7.1.3. Trạng ngữ chỉ thời gian

Ví dụ: Hôm nay, hôm qua, ngày mai, năm sau, hàng ngày, mỗi sáng, ….

7.2. Các trạng từ thường gặp

1.今 [いま] : bây giờ, hiện tại

2. まだ [まだ] : chưa, vẫn

3. そう [そう] : như vậy

4. もう [もう] : đã, rồi

5. どうぞ [どうぞ] : xin mời

6. よく [よく] : thường

7. こう [こう] : như thế này

8. もっと [もっと] : hơn

9. 直ぐ [すぐ] : ngay lập tức

10. とても [とても] : rất

11. いつも [いつも] : luôn luôn, lúc nào cũng

12. 一番 [いちばん] : nhất, hàng đầu

13. 一緒に [いっしょに] : cùng nhau

14. かなり [かなり] : tương đối, khá là

15. 少し [すこし] : một ít

16. 近く [ちかく] : gần (chỉ tương lai gần, vị trí gần)

17. 多分 [たぶん] : có lẽ

18. ちょっと [ちょっと] : một chút

19. いっぱい [いっぱい] : đầy

20. 時々 [ときどき] : thỉnh thoảng

本当に [ほんとうに] : thật sự

22. ゆっくり [ゆっくり] : chậm

23. ほとんど [ほとんど] : hầu hết

24. もう [もう] : lại

25. 初めて [はじめて] : lần đầu

26. まず [まず] : đầu tiên

27. あまり [あまり] : không… lắm (ví dụ không đẹp lắm)

28. 一人で [ひとりで] : một mình

29. ちょうど [ちょうど] : vừa đúng

30. ようこそ [ようこそ] : Chào mừng

31. 絶対に [ぜったいに] : tuyệt đối

32. なるほど [なるほど] : quả đúng như vậy

33. つまり [つまり] : có nghĩa là, tức là

34. そのまま [そのまま] : cứ như vậy

35. はっきり [はっきり] : rõ ràng

36. 直接 [ちょくせつ] : trực tiếp

37. 特に [とくに] : đặc biệt

38. あちこち [あちこち] : nơi này nơi kia

39. もし [もし] : nếu

40. 全く [まったく] : hoàn toàn

41. もちろん [もちろん] : tất nhiên, đương nhiên

42. やはり [やはり] : quả nhiên

43. よろしく [よろしく] : dùng khi nhờ vả ai đó

44. いつか [いつか] : một khi nào đó, 1 lúc nào đó

45. たくさん [たくさん] : nhiều

46. また [また] : lại (1 lần nữa)

47. 非常に [ひじょうに] : rất, cực kỳ

48. 必ず [かならず] : chắc chắn, nhất định

49. 急に [きゅうに] : đột nhiên

50. ずっと [ずっと] : suốt, liên tục

Trên đây là các trạng từ cần thiết để đạt điểm cao trong kì thi JLPT tới, cùng lưu về học nhé !

Tham khảo thêm: 

Kanji N5

Từ vựng N5

Đề thi JLPT N5

Tổng hợp ngữ pháp thường dùng trong tiếng Nhật (Phần 1)

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần được tư vấn?

    Vui lòng chờ ...

    Chuyên mục

    • Cơ sở vật chất (2)
    • Du học (21)
    • Học bổng – Thực tập sinh (7)
    • Khóa học Tiếng Nhật (28)
    • Kiến thức (214)
    • Kinh nghiệm du học (17)
    • Thi thử JLPT (14)
    • Thông báo – Thông tin (70)
    • Thư giãn (17)
    • Tổng hợp (21)
    • Tuyển dụng (15)
    • Ưu đãi (65)
    • Văn hoá Nhật Bản (46)
    • Việc làm và định cư (33)

    Bài viết mới

    • MỘT SỐ MẪU NGỮ PHÁP SẼ ĐƯỢC GẶP TRONG KỲ THI JLPT
    • Katsudon
    • THÔNG BÁO – ĐĂNG KÝ HỒ SƠ DỰ THI NĂNG LỰC NHẬT NGỮ JLPT KỲ THÁNG 7/2023
    • Valentine Trắng
    • Từ vựng bằng hình ảnh
    • Câu chúc ngày 8 tháng 3

    Giờ làm việc

    Monday8:30 am - 9.00 pm
    Tuesday8:30 am - 9.00 pm
    Wednesday8:30 am - 9.00 pm
    Thursday8:30 am - 9.00 pm
    Friday8:30 am - 9.00 pm
    Saturday8:30 am - 9.00 pm
    SundayClosed

    Liên hệ

    Hotline: (028)71088877
    Email: support@huongminh.edu.vn

    47 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Gò Vấp
    285/5 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10
    Footer logo
    NHẬT NGỮ HƯỚNG MINH
    • KHÓA HỌC
    • DU HỌC
    • Contact Us
    Search