Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật thường dùng (Phần 1)
- 10/05/2019
- Posted by: Admin
- Category: Kiến thức
Khi học bất cứ ngôn ngữ nào thì ngữ pháp luôn là thành phần quan trọng. Ngữ pháp tiếng Nhật khó và nhiều. Nhằm giúp các bạn học tốt hơn, Nhật ngữ Hướng Minh đã biên soạn Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật thường dùng trong bài viết dưới đây:
1. Các mẫu ngữ pháp cơ bản
1. Nên – (làm gì)
~したほうがいい(~したほうが良い)
(“hou ga ii” = theo hướng ~ thì tốt = “nên”)
道に迷ったら地元の人に聞いたほうがいいですよ。
Nếu bạn lạc đường thì nên hỏi người sống ở đó.
2. Không nên – (làm gì)
~しないほうがいい
(“hou ga ii” = theo hướng ~ thì tốt = “nên”)
大雨だから外出しないほうがいいよ。電線が落ちてくる恐れがあるよ。
Trời đang mưa to nên không nên đi ra ngoài đâu. Có thể dây điện rơi xuống đó.
3. Thà – còn hơn –
~するよりも、むしろ~したほうがいい
(~ yori mo = còn hơn là …, mushiro … = thì thà … còn hơn)
自由を奪われるよりも、むしろ死んだほうがいい。
Thà chết còn hơn là bị tước đoạt tự do.
4. Thảo nào – (chỉ việc trước đây không hiểu hay thấy lạ nhưng sau đó biết căn nguyên)
道理で(どうりで)~
douri (đạo lý) là lý lẽ, nguyên nhân của sự vật; douri de = thảo nào
道理で彼は逃げ出した。(彼は犯人だから。)
Thảo nào anh ta chạy trốn. (Anh ta là thủ phạm.)
5. Lẽ nào -, không lẽ nào –
まさか~ではないでしょうか(ではないだろうか)
masa = đúng, chính là; masa ka = đúng hay không, lẽ nào
漢の軍の中にそんなに楚人がいるのは、まさか楚の地は漢の軍に陥ったのではないだろうか。
Trong quân Hán có nhiều người Sở như vậy, có lẽ nào đất của Sở đã rơi vào tay Hán quân?
まさか王様は殺されたか。
Lẽ nào nhà vua đã bị giết?
6. Chỉ – thôi.
~だけ、ただ(只)~だけです。
(dake = chỉ ~ thôi, tada = chỉ)
店員:何をお探しでしょうか。
Nhân viên: Quý khách tìm gì ạ?
客:見るだけです。
Khách: Tôi chỉ xem thôi.
大学に入りたいから受験するわけではない。ただ自分の力をはかるだけです。
Không phải tôi đi thi là do muốn học đại học. Tôi chỉ đo sức của mình thôi.
7. Chỉ là
~にすぎない(~に過ぎない、~にすぎません)
ただ~にすぎない (nhấn mạnh)(只~に過ぎない)
(tada = chỉ, sugiru = vượt quá, ~ ni suginai = không vượt quá ~)
人生は夢に過ぎない。
Cuộc đời chỉ là giấc mộng.
それはただ娯楽に過ぎなかった。
Đó chỉ là sự vui chơi.
Chú ý là “~ ni suginai” khác với “~ dake” ở trên, “~ ni suginai” là “chỉ là” (diễn tả hai chủ thể, tức là dùng với hai danh từ so sánh với nhau) còn “~ dake” là “chỉ ~ thôi”, có thể dùng cho cả hành động (chỉ làm gì đó thôi) hay danh từ (“tôi chỉ là học sinh thôi”).
8. Không phải là –
~わけではない。
(wake = “nghĩa”, “ý nghĩa”, “nghĩa là”; “wake de wa nai” = “không phải là”)
あなたの方法は間違えたわけではない。ただその方法だと時間がかかってしまう。
Không phải là phương pháp của anh là sai. Có điều nếu dùng phương pháp đó thì sẽ rất mất thời gian.
9. Dự định – (làm gì)
~するつもりです。
(tsumori = định, “suru tsumori” = định làm gì)
日本語を勉強するつもりです。
Tôi định học tiếng Nhật.
10. Đã từng –
~したことがある。
(~ ta koto ga aru = “đã từng”)
放浪生活をしたことがあります。
Tôi đã từng sống lang thang.
11. Làm cũng được – (làm gì) (diễn tả sự cho phép)
~してもいいです。
たばこをすってもいいです。
Anh hút thuốc lá cũng được.
12. Không được – (làm gì) (không cho phép)
~してはいけません。
(~ shite wa ikemasen, “ikenai” = “không được”)
このキノコは食べてはいけない。毒があるから。
Không được ăn cây nấm này. Nó có độc đấy.
13. Tôi muốn – (làm gì)
~したい。
(“shitai” = muốn làm, ví dụ: nomitai = muốn uống; cách chia: Động từ chia ở hàng “i” + “tai” với động từ 5 đoạn, còn động từ 1 đoạn thì chỉ thêm “tai” như “tabetai = muốn ăn”).
留学したいです。
Tôi muốn đi du học.
チョコレートを食べたい。
Tôi muốn ăn sô cô la.
14. Quá –
~すぎる。
(“sugiru” = đi quá, vượt quá, quá)
ここは暑すぎる。
Ở đây quá nóng.
彼はずうずうしすぎる。
Anh ta quá trơ tráo.
(ずうずうしい = trơ tráo)
彼はやりすぎた。
Anh ta đã quá tay.
彼は言い過ぎた。
Anh ta đã quá lời.
15. Sau khi đã
~してから
(động từ ở dạng “te” + kara, “te kara” = sau khi đã làm xong việc gì thì sẽ làm gì khác)
母:ご飯を炊きなさい。
娘:宿題をやってから炊きますよ。
16. Đừng
~しないでください。
芝へふまないでください。
Xin đừng dẫm chân lên cỏ.
17. Cùng làm nhé (có làm gì không)
~しませんか。
(“~ masen ka” dùng để rủ ai làm gì)
ビールを飲みませんか。
Cùng uống bia nhé
18. Chúng ta – (làm gì) đi! (rủ rê)
~しましょう。
(“~mashou”: “Chúng ta hãy ~”, “(làm gì) đi!”, dùng để rủ rê)
公園で散歩しましょう。
Chúng ta đi dạo ở công viên đi.
19. Chưa từng
~したことがありません。
シンガポールに行った事がありますか。
Anh đã từng đến Singapore chưa?
いいえ、行ったことがありません。
Chưa, tôi chưa từng đến đó.
20. Hãy, vui lòng – (yêu cầu)
~してください。
(“kudasai” = “xin hãy)
入る前にチケットを買ってください。
Hãy mua vé trước khi vào.
21. Thích – (làm gì)
~するのが好きです。
(suki = thích)
本を読むのが好きです。
Tôi thích đọc sách.
22. Tôi phải – (làm gì đó)
~しなくちゃいけない。(=~しなくてはいけない)
~しないといけない。
~しなくちゃ。(nói tắt)
~しなければなりません。
学長だから学校へ行かなければなりません。
Là hiệu trường nên tôi phải đến trường.
ご飯を炊かなくちゃ!
Tôi phải nấu cơm đã!
今日は締め切りだから、図書館へ本を返さないといけない。
Hôm nay là hạn cuối nên tôi phải trả sách cho thư viện.
もう11時だから買い物をしなくちゃいけない。
Đã 11 giờ rồi nên tôi phải đi chợ.
23. Chắc là –
~でしょう。(trang trọng)
~だろう。 (không trang trọng)
(“darou” và “deshou” để chỉ xác suất, khả năng cao một việc gì đó)
今日はいい天気でしょう。
Hôm nay Chắc là sẽ đẹp trời.
彼は学校をやめたでしょう。
Anh ta chắc là đã bỏ học.
漢軍の中にそんなに楚人がいるから、楚の地は漢軍におちったのだろう。
Nhiều người Sở như vậy ở trong Hán quân nên chắc là đất của Sở đã rơi vào tay Hán quân rồi.
24. Lúc thì – lúc thì –
~したり~したりする
(~ tari ~ tari: lúc thì làm việc này lúc thì làm việc kia; “uttattari naitari suru” = “lúc thì hát, lúc thì khóc”, dùng với động từ quá khứ)
彼は飲食店でバイトしたり、オークションでものを売ったりしてお金をかせいで生活している。
Anh ấy lúc thì làm thêm ở quán ăn, lúc thì bán hàng trên đấu giá kiếm tiền sinh sống.
25. Bởi vì – (nguyên nhân), Tại vì -, Do –
~だから(~ですから、~から) (vì, do)
~ので (tại)
~ため (vì)
~で (do, vì)
風邪でバーベキューに行けない。
Vì bị cảm mà không đi nướng thịt ngoài trời được.
雨だから気分は落ち込む。
Do mưa nên tâm trạng buồn bã.
雨が降っているから、学校を休むことにした。
Vì trời đang mưa nên tôi quyết định nghỉ học.
忙しいので、行けないです。
Vì bận nên tôi không thể đi được đâu.
大雨のため、試合が中止された。
Vì mưa to nên trận đấu bị hủy.
26. Đi – (làm gì)
~しに行きます。
(~ shi ni = để ~ (làm gì), “iku” = đi)
父は今朝釣りに行きました。
Ba tôi sáng nay đi câu cá rồi.
27. Giỏi, hay
~がじょうずです。(~が上手です)
~するのがじょうずだ。
~するのがうまいです。
(jouzu = giỏi, từ này viết bởi chữ kanji “thượng thủ” chỉ là cách diễn đạt âm bằng kanji; “umai” = “giỏi”, “ngon”)
彼は漢字を書くのがじょうずです。
Anh ấy viết chữ kanji rất giỏi.
彼女は歌がうまい。
Cô ấy hát hay.
水泳が上手だね。
Bạn bơi giỏi nhỉ.
28. Dở, kém
~へたです。(~下手だ)
~するのがへたです。
私は日本語がへたです。
Tôi tiếng Nhật dở lắm.
29. Nghe nói –
~そうです。(~そうだ)
(vế câu + “sou da”/”sou desu” nghĩa là “Nghe nói ~”; chú ý là phải là vế câu. Ví dụ: “Kare wa gakusei da sou desu” chứ không phải là “Kare wa gakusei sou desu”, cũng không thể dùng “Kare wa gakusei desu sou desu”). Cần phân biết với “~ shisou” là có vẻ như sắp làm gì: “Ame ga furisou” = “Có vẻ trời sắp mưa”, “Kare wa kanashisou desu” = “Anh ấy có vẻ đau khổ lắm”.
彼は重要な人物だそうです。
Nghe nói anh ta là nhân vật quan trọng.
天気予報によると、今日台風が来るそうです。
Theo dự báo thời tiết nghe nói hôm nay có bão.
30. Thử – (làm gì)
~してみる。
(miru = “xem”, ở đây “shite miru” là “làm gì thử xem thế nào”)
日本語を勉強してみた。
Tôi đã thử học tiếng Nhật.
このシャツを着てみてもいいですか。
Tôi mặc thử cái áo này được không?
おれは本当のことをいったんだ。あいつに聞いてみて!
Tớ chỉ nói thật thôi. Bạn thử hỏi nó xem!
31. Nếu – (làm gì đó)
~なら (giả định)
~ば (giả định)
~たら(~かったら、~だったら) (giả định việc gì đã xảy ra)
(“nara” là giả định chung – thiên về giả thiết, “~ ba” là nếu làm gì đó ở thì tương lai, còn “~ tara” là giả định nếu ĐÃ làm gì đó trong quá khứ, tuy nhiên là dùng lẫn thì hầu như cũng không sao.)
大学に入りたいなら、勉強しなさい。
Nếu con muốn vào đại học thì học hành đi.
買い物に行けば、漫画を買ってちょうだい。
Nếu bạn đi mua đồ thì mua giùm truyện tranh nhé.
留学するなら、英語をよく勉強したほうがいい。
Nếu đi du học thì nên học giỏi tiếng Anh.
一度やってみます。だめだったらやめます。
Tôi sẽ làm thử một lần. Nếu không được thì tôi sẽ bỏ.
遊牧民になれば、どんなに自由になるのでしょう。
Nếu trở thành người du mục thì cuộc sống sẽ tự do nhường nào?
32. Mỗi – (thời gian) làm gì mấy lần
[Thời gian] ni [mấy lần] kai
~に~回(かい)
(“ni” = trong (bao lâu), “kai” = “lần” chỉ số lần, tần suất làm việc gì đó)
私は週にハイキングを2回しています。
Tôi một tuần đi leo núi 2 lần.
33. Muốn có –
~がほしい。(~が欲しい)
(“hoshii” = muốn có, muốn sở hữu gì đó)
車が欲しい。
Tôi muốn có xe hơi.
お金が欲しい。
Tôi muốn có tiền.
(Phân biệt với: “~ suru no ga suki desu” là “muốn LÀM gì”)
34. Có vẻ muốn -, muốn – (làm việc gì, chỉ dùng cho ngôi thứ 3)
~したがる(したい+がる)
(Dùng cho ngôi thứ 3 vì người nói không thể biết người kia muốn gì, mà chỉ quan sát thấy người đó “có vẻ” muốn làm gì. “~ shitai” không thể dùng cho ngôi thứ 3 mà phải dùng “~ shitagaru” nhưng thực ra dùng “~ shitai” cho ngôi thứ 3 thì người nghe vẫn hiểu nhưng không đúng ngữ pháp tiếng Nhật lắm.)
彼はゲームをやりたがっている。
Nó muốn chơi trò chơi.
彼はお金を欲しがっている。
Nó muốn tiền.
35. Có lẽ – (chỉ xác suất, khả năng việc gì đó xảy ra)
~かもしれません。(~かもしれない)
(shiru = biết, shirenai = không thể biết, ka mo shirenai = – hay không cũng không thể biết)
(Chú ý: xác suất xảy ra ở đây là khoảng 50%)
彼はまだ学生かもしれません。
Anh ta có lẽ đang là học sinh.
明日は雨が降るかもしれません。
Ngày mai trời có lẽ sẽ mưa.
36. Bạn thấy (làm gì đó) thế nào?
~したらどうですか。
(~ shitara = nếu làm ~, dou = thế nào)
A:大学試験に落ちてどうしたらいいかわからない。
Nếu trượt kỳ thi đại học thì tớ chẳng biết sẽ nên làm gì nữa.
B:タクシーの運転を勉強したらどう?
Cậu thấy học lái tắc xi thế nào?
37. Những – (chỉ số lượng)
[số lượng]も
(“mo” chỉ sự nhiều về số lượng: “những vài ngàn người”, “những mấy tấn”, …)
今日はいい日だ。2メットルもある魚を釣れた。
Hôm nay là một ngày tốt lành. Tôi câu được con cá những 2 mét.
応援チームが優勝したので、広場に数千人も集まっている。
Vì đội ủng hộ vô địch, những mấy ngàn người tụ tập ở quảng trường.
38. Chỉ có -, chỉ –
~しか~ない。
(shika = “chỉ có”, chỉ dùng với phủ định phía sau, có thể bị giản lược khi nói chuyện, ví dụ câu “5 sen en shika …” = “Tôi chỉ có 5 ngàn yên …”)
砂漠には砂しかない。
Ở sa mạc chỉ có cát.
私は5千円しか持っていない。
Tôi chỉ mang có 5 ngàn yên.
39. Làm – trước (làm gì sẵn)
~しておく。
(“oku” là “đặt, để”, “~ shite oku” là làm gì sẵn để đấy)
親から独立するため、貯金をしておく。
Để độc lập từ cha mẹ tôi để dành tiền sẵn.
40. Có vẻ, hình như –
~ようです。 (có vẻ như – cảm thấy)
~らしいです。 (có vẻ như – có căn cứ như nghe ai nói)
~みたいです。 (có vẻ như – về mặt thị giác)
(“you” = dạng, vẻ – cảm nhận thấy; “rashii” = nhiều khả năng với căn cứ như nghe ai nói; “mitai” = có vẻ, về mặt trực giác – từ gốc “miru” nghĩa là “nhìn)
彼は引退したようです。先彼のお友達と会った。
Có vẻ ông ấy về hưu rồi. Tôi vừa gặp bạn ông ấy xong.
彼は浮気をしているらしい。行動が怪しい。
Có vẻ anh ta đang ngoại tình. Hành động khả nghi lắm.
雨が降ったみたい。道はぬれている。
Có vẻ vừa mưa. Đường đang ướt.
Như sắp -, có vẻ sắp -, có vẻ –
~しそうです。
(~ shisou: Như sắp làm gì đó tới nơi)
彼は倒産しそうです。
Anh ta có vẻ sắp phá sản.
彼は暴力を振舞いそうです。
Anh ta có vẻ sắp hành xử bạo lực.
彼女は泣き出しそうに彼を見た。
Cô ấy nhìn anh ấy như sắp bắt đầu khóc.
41. Mất (lỡ làm gì mất), trót – (làm gì)
~してしまう。
(shimau = cất đi, ở đây chỉ sự việc gì đã lỡ xảy ra sử dụng “shite shimau”, thường dùng “shite shimatta”)
かぎをなくしてしまった。
Tôi lỡ đánh mất chìa khoa.
寝てしまった!
Tôi trót ngủ mất.
厳しい冬に十分な薪がなければ、凍死してしまう。
Mùa đông khắc nghiệt mà không có đủ củi thì chết cóng mất.
42. Nếu thì đã tốt (chỉ sự tiếc nuối)
~ばよかった。
~たらよかった。
日本語をよく勉強したらよかった。
Nếu tôi chăm học tiếng nhật thì đã tốt..
朝に買い物しておけばよかった。今台風なのでどこへもいけない。
Đi mua sắm vào buổi sáng đã tốt. Giờ có bão nên chẳng đi đâu được.
43. Giá mà – (đã làm gì) (chỉ sự tiếc nuối)
~ばよかったのに。
~たらよかったのに。
(“no ni” = “~ mà”, “~ ba” là chỉ nếu làm gì đó)
日本語をよく勉強したらよかったのに。
Giá mà tôi học giỏi tiếng Nhật.
朝に買い物しておけばよかったのに。今台風なのでどこへもいけない。
Giá mà tôi đi chợ sẵn từ sáng. Giờ có bão nên chẳng đi đâu được.
44. May mà – (đã làm gì)
~てよかった。(~て良かった)
(Đã có việc gì đó xảy ra, và việc đó tốt (yokatta))
あなたと会えてよかった。
May mà tôi đã gặp anh.
大学に合格してよかった。
May mà thi đậu đại học.
45. Vừa – vừa –
~しながら、~ながら
(“shi nagara” = đang làm gì đó)
彼はテレビを見ながらご飯を食べる。
Ông ấy vừa xem ti vi vừa ăn cơm.
彼女は涙ながら自分の境遇を語った。
Cô ấy vừa khóc vừa kể lại cảnh ngộ bản thân.
46. Chắc chắn là -, chắc chắn –
~はずです。(~はずだ)
(hazu = chắc chắn, không thể khác được)
彼はお金持ちのはずだ。気前よく買い物したから。
Anh ta chắc chắn là người giàu. Tại thấy mua sắm rất hào phóng.
彼はやったはずです。彼は何度も約束したからです。
Anh ấy chắc chắn đã làm rồi. Vì anh ấy hứa nhiều lần rồi.
47. Cho dù -, dù –
~しても (cho dù)
~しようと (cho dù ai có làm gì)
~でも (trước đó là danh từ)
~としても (trước đó là một vế câu, chỉ giả định)
雨が降っても行きます。
Dù trời có mưa tôi vẫn sẽ đi.
親が反対しようと、私は大学を辞めます。
Cho dù cha mẹ phản đối tôi vẫn bỏ học đại học.
困難でもがんばってやってみます。
Cho dù khó khăn tôi vẫn cố gắng làm thử.
世界末日だとしても、このゲームをやめられません。
48. Có thể – (động từ, chỉ năng lực chủ quan hay điều kiện khách quan)
~れる
~られる
(Động từ 5 đoạn: Hàng “e” + “ru” = “~eru”, ví dụ dasu: “daseru”, iku: “ikeru”, nomu: “nomeru”;
Động từ 1 đoạn: “rareru”, ví dụ: taberu: “taberareru”)
この木は食べられる。
Cây này có thể ăn được.
私は泳げる。
Tôi có thể bơi.
そんな大金は出せませんよ。
Tôi không thể đưa ra số tiền lớn vậy được đâu.
49. Bắt phải – (làm gì đó)
~せる
~させる
(động từ ở hàng “a” + “seru” với động từ 5 đoạn, động từ với “saseru” với động từ 1 đoạn)
その人はぼくを戦場へ行かせた。まだその人を憎んでいる。
Người đó bắt tôi ra chiến trường. Tôi vẫn đang hận người đó.
母さんは子供におかゆを食べさせた。
Mẹ bắt con ăn cháo.
50. Dễ
~しやすい(~やすい)
(yasui = dễ)
食べやすい:Dễ ăn
しやすい:Dễ làm
51. Khó
~にくい、~しにくい
(nikui = khó)
読みにくい:Khó đọc
やりにくい:Khó làm
52. Không thể – (làm gì)
~ができない
~することができない
~するのができない
(dekiru = có thể, dekinai = không thể, chỉ dùng với “ga”)
水泳ができない。
Tôi không thể bơi.
漢字を読むことができません。
Tôi không thể đọc được chữ kanji.
53. Mà -, Mà – lại, Đã – mà – (chỉ ý đối lập), – cơ mà
~のに
~くせに
(kuse = đã ~ mà còn ~, ~ no ni = ~ mà, ~ cơ mà)
お金を稼ぎたいのに、どうして登録手数料を払わなければならないですか。
Tôi muốn kiếm tiền mà sao lại phải nộp lệ phí đăng ký ạ?
外に出るの?雨が降っているのに。
Ra ngoài à? Trời đang mưa cơ mà.
あいつは何もないくせに、いつも威張っている。
Thằng đó đã không có gì mà lúc nào cũng ra oai.
54. Giống như -, (làm gì) giống như –
~のような、~のように
(“you” = có dạng như, có vẻ như; chỉ hình dáng)
梅のようにすっぱい:Chua như mơ
このようにしなさい:Làm như thế này đi nhé.
彼は天使のような顔をしている。
Anh ấy có gương mặt giống như thiên thần.
55. Làm – đi (sai khiến với người dưới)
~なさい、~しなさい
(“nasai”: Dùng với người dưới như con cái, hay thầy cô với học trò; không dùng trong tính huống cần lịch sự (khi lịch sự phải dùng “~ shite kudasai”))
宿題をやりなさい。
Con làm bài tập về nhà đi.
56. Có – hay không (chỉ việc gì có xảy ra hay không)
~かどうか
(dou = thế nào, “ka” = “có ~ không?” dùng trong câu hỏi; “~ ka dou ka” = “có ~ hay không”)
明日雨が降るかどうかを知らない。
Tôi không biết mai trời có mưa không.
これが本物かどうかは区別できません。
Tôi không phân biệt được đây cái này là đồ thật hay không.
57. Quyết định – (làm gì)
~ことにする
(~ koto ni suru)
今日学校を休むことにした。
Hôm nay tôi quyết định nghỉ học.
今年の夏北海道へ旅行することにした。
Hè năm nay tôi quyết định sẽ đi du lịch Hokkaido.
58. Vừa – xong, vừa mới (làm gì)
~したばかり
Động từ quá khứ (“ta”) + bakari
食べたばかりです。
Tôi vừa ăn xong.
59. Đã có thể –
~ようになる
you = giống như, naru = trở nên, you ni naru = trở nên như = đã có thể
たくさん練習したから、漢字が読めるようになる。
Do luyện tập nhiều nên tôi đã có thể đọc được chữ kanji.
60. Được quyết định, quy định (do phân công hay mệnh lệnh từ trên)
~ことになる。
koto = việc, phải (làm gì), koto ni naru = phải làm gì
出張することになった。
Tôi đã được quyết định đi công tác.
61. Khi thì mới, bắt đầu thì – (chỉ trải nghiệm lần đầu tiên)
~て初めて
Động từ “te” + hajimete (lần đầu tiên)
日本に来て初めて刺身のおいしさがわかる。
Bắt đầu đến Nhật tôi mới hiểu sự ngon của gỏi cá (sashimi).
62. Tùy thuộc vào – mà
~によって
yoru = phụ thuộc, tùy thuộc; ~ ni yotte ~: Tùy thuộc vào ~ mà ~
天候によって、桜の咲く時期が異なる。
Tùy thuộc vào khí hậu mà thời gian hoa anh đào nở khác nhau.
63. Giống như –
~のような
Danh từ + no you na + danh từ
天使のような顔
Gương mặt giống thiên thần
64. Càng – càng –
~ば~ほど
ba = nếu, hodo = càng
日本語を勉強すれば勉強するほど面白くなる。
Tiếng Nhật càng học càng hay.
65. Toàn là -, chỉ toàn là –
Nばかり
bakari = toàn là
この畑にはラベンダーばかりです。
Vườn này toàn là oải hương.
66. Nổi tiếng vì –
~は~で有名
yuumei = nổi tiếng
日本は刺身で有名です。
Nhật Bản nổi tiếng vì cá sống.
67. Bắt đầu từ – (chỉ sự liệt kê)
N+を始め
hajime = bắt đầu
さしみを始め、てんぷら、そばなどは日本の特色の料理です。
Bắt đầu là cá sống, các món như tempura, soba là món ăn đặc sắc của Nhật Bản.
68. Một cách, tính-
N + 的
teki = một cách
楽観的な考え方
Cách suy nghĩ một cách lạc quan
69. Cỡ tầm -, cỡ khoảng –
~は~くらいです。
kurai = tầm, khoảng
魚は1キロぐらいです。
Con cá tầm 1 ký.
70. Chỉ cần – là –
~さえ~ば
sae = chỉ cần, ngay cả
健康さえあれば幸せになれる。
Chỉ cần có sức khỏe là có thể hạnh phúc.
71. Đến mức, độ
~ほど
hodo = mức độ
死ぬほど怖い:Sợ gần chết
泣くほどうれしい:Sung sướng đến mức khóc
72. Để nguyên-
~まま
mama = vẫn đang (làm gì, như thế nào)
彼は雨でぬれたまま自分の結婚式に出た。
Anh ấy đến đám cưới của mình mà vẫn đang ướt vì mưa.
ありのままで試合を勝てないぞ!
Chẳng thắng được trận đấu theo cách tự nhiên chủ nghĩa đâu!
十年前、着の身着のまま逃亡した。
Mười năm trước tôi chạy trốn với chỉ một bộ đồ trên người.
靴のままでいいですよ。
Anh có thể vẫn cứ mang giày.
73. Cất công, mất công
わざわざ
wazawaza = waza to = Cất công, mất công
わざわざ遠くから来てくれてありがとう!
Cám ơn bạn đã mất công từ xa tới đây.
74. Giả sử -, nếu -, giả thiết là -, giả định là – (chỉ giả thuyết)
~としたら
~to shitara = giả sử
もし明日は世界末日なら何をする?
今晩ビールを飲みまくる!
Nếu ngày mai là ngày tận cùng của thế giới thì bạn sẽ làm gì?
Tối nay tôi sẽ uống bia xả láng!
75. Cách đếm số trong tiếng Nhật
Khi bắt đầu học tiếng Nhật, bạn sẽ nhận thấy người Nhật chia thành các số đếm thành những chủng loại khác nhau. So sánh với tiếng Việt, ta thường dùng chủ yếu các từ: cái, chiếc, con, cặp, đôi, người, tập, bó, để đếm nhưng so với hơn 100 cách đếm của người Nhật thì đúng là không tưởng hơn nữa cách đếm còn phụ thuộc vào trạng thái. Dưới đây Hướng Minh xin giới thiệu đến các bạn một số cách đếm thông dụng trong tiếng Nhật.
75.1. Đếm từ 1 đến 10
Chắc các bạn ai cũng biết đếm từ 1 tới 10:
Chú ý là số 4 và số 7 có tới 2 cách đọc, vậy khi nào dùng “yon” (“bốn”), khi nào dùng “shi” (“tứ”)? Phần lớn trường hợp bạn sẽ chỉ dùng “yon” cho số 四:
- 四回 yon-kai = bốn lần
- 四階 yon-kai = lầu bốn, tầng bốn
- 四百 yon-hyaku = bốn trăm
Số bảy 七 (mà các bạn có thấy số này là số 7 lộn ngược không nhỉ?) cũng vậy, phần lớn dùng “nana”:
- 七回 nana-kai = bảy lần
- 七階 nana-kai = lầu bảy
- 七百 nana-hyaku = bảy trăm
- 19日(十九日) juu-ku nichi = ngày 19
- 19日(十九日) juu-kyuu nichi = ngày 19
- 十分 juppun = 10 phút
- 十分 juu-fun = 10 phút
- 十分 (じっぴん) jippun = 10 phút
75.2. Số 0
_ 零度 reido (linh độ) = 0℃ (nhiệt độ không độ C)
Khi viết thành văn tự, số 0 (“rei”) sẽ viết là 〇 (để viết số không này thì bạn gõ “zero”), ví dụ:
_ Ba mươi = 三〇 (san-juu)
75.3. Chữ số trong văn tự, khế ước
Trong văn tự, khế ước bạn không thể dùng các con số 一,二,三,十. Ví dụ, bạn vay tiền Takahashi và để lại giấy vay tiền như sau:
- “Tôi có vay của anh Takahashi số tiền là 一 lượng vàng và 十 lượng bạc” (tức là một lượng vàng và mười lượng bạc)
Anh Takahashi này, vốn rất giỏi làm giả giấy tờ, sẽ chữa lại bằng cách thêm vài nét thành:
- “Tôi có vay của anh Takahashi số tiền là 三 lượng vàng và 千 lượng bạc” (tức ba lượng vàng và ngàn lượng bạc)
Thế là tự nhiên số nợ của bạn bị đội lên gấp nhiều lần, thậm chí còn khiến bạn phá sản. Để tránh như vậy, người Nhật (và người China) sẽ dùng thay thế các chữ trên thành các chữ sau:
- 一 thành 壱
- 二 thành 弐
- 三 thành 参
- 十 thành 拾
75.4. Số đếm thuần Nhật
“Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chin, mười” thực ra là cách đếm thuần Việt. Còn cách đếm mượn phải là “nhất, nhị, tam, tứ, ngũ, lục, thất, bát, cửu, thập”. Còn người Nhật lại thường dùng cách đếm mượn là “ichi, ni, san, shi, go, roku, shichi, hachi, kyuu, juu”. Tuy nhiên, người Nhật cũng dùng cách đếm thuần Nhật trong nhiều trường hợp đếm với lượng từ chỉ đếm, ví dụ đếm “cái” (một cái, hai cái, ba cái, …). Cách đếm thuần Nhật là như sau:
- ひとつ,一つ hito-tsu = một cái
- ふたつ,二つ futa-tsu = hai cái
- みつ,三つ mi-tsu = ba cái
- よつ,四つ yo-tsu = bốn cái
- いつつ,五つ itsu-tsu = năm cái
- むつ,六つ mu-tsu = sáu cái
- ななつ,七つ nana-tsu = bảy cái
- やつ,八つ ya-tsu = tám cái
- ここのつ,九つ kokono-tsu = chín cái
- とお,十 too = mười
75.5. Đếm số từ 11 đến một trăm triệu nghìn tỷ
75.5.1.Công thức đếm từ 11 tới 19
Không dùng “shi” cho 4 và ít dùng “shichi” cho 7. Ví dụ, “mười chín” sẽ là “juukyuu” hay “juuku”, viết là “19” hoặc “十九”. “十九” là cách viết giống như viết bằng chữ “mười chín” trong tiếng Việt vậy.Công thức đếm 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90:
Ví dụ: 九十 kyuujuu = chín mươiCông thức đếm 21 => 29:
Ví dụ 25 (二十五) = nijuu-go
Đếm hàng 30, 40, …. cũng không khác.
75.5.2. Đếm hàng TRĂM
Một trăm: 百 hyaku (kanji: bách)
Hai trăm, bốn trăm, năm trăm, bảy trăm, chín trăm:
- Ba trăm: 三百 = さんびゃく = sanbyaku, vì “san” kết thúc bằng “n” nên có biến âm từ “h” thành “b”.
- Sáu trăm: 六百 = ろっぴゃく = roppyaku, vì “roku” kết thúc là “ku” nên biến thành lặp cho dễ đọc
- Tám trăm: 八百 = はっぴゃく = happyaku, vì “hachi” kết thúc là “tsu/chi” nên biến thành lặp cho dễ đọc
Đếm con số có hàng trăm: Cứ đếm hàng trăm trước rồi hàng chục rồi hàng đơn vị
Ví dụ: 325 sẽ đếm là “ba trăm” (san-byaku) “hai mươi lăm” (nijuu-go) => sanbyaku nijuu-go.
Hoàn toàn chẳng có gì khó khăn đúng không?
75.5.3. Đếm hàng NGÀN
Một ngàn: 千 sen (kanji: thiên), chú ý là không có “ichi” nhé
Hai ngàn, bốn ngàn, năm ngàn, sáu ngàn, bảy ngàn, chín ngàn:
- Ba ngàn: 三千 sanzen (biến âm “s” => “z” do đi sau “n”)
- Tám ngàn: 八千 hassen (biến âm thành lặp do “chi” đi trước “s”)
Đếm số hàng ngàn: Cứ đếm từng hàng một
Ví dụ 6230 => “sáu ngàn” (rokusen) “hai trăm” (nihyaku) “ba mươi” (sanjuu) => “roku-sen ni-hyaku sanjuu”. Viết chữ: 六千二百三十
75.5.4. Đếm hàng VẠN
Chú ý là “một vạn” đếm là “ichi man” chứ không phải là “man” không như trường hợp đếm một ngàn (sen) nhé. Ngoài ra, tiếng Nhật sẽ đếm theo cơ bản là “vạn” (bốn số 0) chứ không phải hàng ngàn (ba số 0) như Việt Nam nên có số “mười vạn (juuman)”, trong khi tiếng Việt phải đếm là “một trăm ngàn”.
Ví dụ: 39674 => san-man kyuu-sen roppyaku nana-juu yon, viết chữ: 三万九千六百七十四
76. Nghi vấn từ trong tiếng Nhật
Là một bộ phận từ vô cùng thông dụng trong bất kì ngôn ngữ nào, nghi vấn từ là yếu tố cần thiết để cấu tạo nên câu tạo cho đoạn hội thoại có thêm điểm nhấn và thú vị hơn. Vậy nghi vấn từ trong tiếng Nhật bao gồm những từ, cụm từ nào? Cùng Nhật Ngữ Hướng Minh tìm hiểu một số từ quan trọng nhé!
1.だれ (dare) : Ai?
2. いつ (istu) : Khi nào?
3. なに (nani) : Cái gì?
4. どれ(dore) : Cái nào?
5. どうして (doushite) : Tại sao?
6. どう (dou) : Thế nào?
7. どんな (donna) : Như thế nào?
8. どのように (donoyouni) : Như thế nào?
9. なん (nan) : Cái gì ( đi với で )
10. どこ (doko) : Ở đâu?
11. おいくつ (oikutsu) : Bao nhiêu tuổi ( Cách nói lịch sự, cho cấp trên người lớn tuổi)
12. なんさい (nansai) : Bao nhiêu tuổi ( cho bạn bè và người dưới)
13. どのくらい.どのぐらい(donokurai) (donogurai) : Bao nhiêu lâu
14. どちら (dochira) : Đâu. Đằng nào (Lịch sự của どこ)
15. なんで (nande) : Bằng cái gì?
16. いくら (ikura) : Bao nhiêu tiền
17. どなた (donata) : Vị nào (kính ngữ của だれ)
18. なんじ (nanji) : Mấy giờ
19. なんようび (nanyoubi) : Thứ mấy?
20. なんがつ (nangatsu) : Tháng mấy
21. なんねん (nannen) : Năm mấy?
22. なんにち (nanichi) : Ngày mấy
23. なんかげつ (nankagetsu) : Mấy tháng?
24. なんにん (nannin) : Mấy người?
25. なんかい (nankai) : Mấy lần?
26. なんがい (nangai) : Mấy tầng?
27. なんぞく (nanzoku) : Mấy đôi?
28. なんげん (nangen) : Mấy căn?
29. なんちゃく (nanchaku) : Mấy bộ?
30. なんぷん (nanpun) : Mấy phút?
31. なんびょう (nanbyou) : Mấy giây?
32. なんしゅうかん (nanshuukan) : Mấy tuần?
33. なんまい (nanmai) : Mấy tờ?
34. なんだい (nandai) : Mấy cái?
35. なんばん (nanban) : Số mấy?
36. なにじん (nanijin) : Người gì?
37. なにご (nanigo) : Ngôn ngữ gì?
38. なんこ (nango) : Đếm chiếc
39. なんさつ (nansatsu) : Đếm mấy quyển sách
40. なんぼん (nanbon) : Đếm bông
41. なんばい (nanbai) : Đếm ly, bát, chén
42. なんびき (nanbiki) : Đếm con
2. So sánh các cấu trúc
1. So sánh みたい、らしい
~みたい | ~らしい | |
Cấu trúc |
| [Danh từ] + らしい |
Ý nghĩa | giống như, hình như là | Cảm thấy như là, giống như là (tính chất) |
Cách dùng | a. Đưa ra ví dụ tiêu biểu để so sánh
b. So sánh với những người/vật có tính chất tương tự
c. Đưa ra suy đoán
| a. Dự đoán, có vẻ rằng. 彼女は疲れているらしい。 (Theo như tôi nghe nói) Hình như cô ấy mệt.b. Đưa ra tính chất điển hình của cái gì đó
|
Cách phân biệt | みたい so sánh sự giống nhau đơn thuần giữa 2 vật 星みたい Giống hệt như ngôi sao. らしい thể hiện cái đặc trưng 女らしい Ra dáng phụ nữ. らしい thường dùng trong các câu khen ngợi, trong khi みたい thì không nhất thiết phải vậy |
2. Phân biệt cách dùng kanarazu, kitto, zehi
Bạn đã biết phân biệt cách dùng kanarazu, kitto, zehi sao cho đúng chưa? Hôm nay, Nhật ngữ Hướng Minh sẽ giúp bạn phân biệt chúng sao cho đúng và dễ hiểu nhất nhé !
Kanarazu 必ず: phải…, nhất định…
Dùng trong trường hợp cần khẳng định khách quan về ý chí, nguyện vọng, nghĩa vụ. Thông thường dùng trong câu khẳng định, nếu có dùng phủ định thì cũng chỉ là trường hợp ngoại lệ ở dạng mẫu câu 「—と言えない」「—とは限らない」「—わけではない」
Ví dụ :
* 休むときは、必ず連絡してください。
Khi nào nghỉ nhất định phải báo cho tôi biết đấy nhé !
* 朝起きたときと、夜寝る前に必ず歯を磨きます。
Buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bao giờ tôi cũng đánh răng.
* 宿題は 必ずしなければならない。
Dứt khoát chúng ta phải làm bài tập.
* 日本人のだれもが必ず漢字をたくさん知っているというわけではない。
Không phải người Nhật nào cũng nhất định biết nhiều chữ Hán đâu.
* Trường hợp phó từ dùng trong câu phủ định hay dùng zettai, zenzen…
Ví dụ :
* 絶対行きません。
Dứt khoát tôi không đi.
* 全然分かりません。
Hoàn toàn tôi không hiểu.
3. Kitto きっと chắc là…, chắc chắn sẽ…
Dùng trong trường hợp khẳng định chủ quan về dự đoán.
Ví dụ :
* 鈴木さんもきっと来るでしょう。
Chắc chắn anh Suzuki sẽ đến thôi.
* 雲が出てきた。今夜はきっと雨だろう。
Trời có mây. Tối nay chắc là mưa.
* がっかりしないで! 来年はきっと貿易大学には入れるよ。
Đừng nản ! Sang năm chắc chắn sẽ vào được đại học Ngoại thương thôi.
* 彼女はきっとこのことを知っているにちがいない。
Chắc chắn cô ta biết việc này.
* きっと来てくださいよ。お待ちしていますから。きっとですよ。
Nhất định đến đấy nhé ! Chúng tôi chờ bạn đấy. Chắc chắn đấy nhé !
(Câu này có thể thay bằng phó từ 必ず )
* Kitto không dùng trong câu phủ định : câu sai X きっと来ないでください。
4. Zehi ぜひ nhất định, thể nào cũng phải…, rất (muốn)…
Dùng trong trường hợp khẳng định chủ quan về nguyện vọng, sự mong muốn.
Zehi thường hay được dùng kết hợp với một số mẫu câu thể hiện sự cầu khiến, sự mong muốn như Vtekudasai, Vtehoshii, Vtai, Vruyooni…
Ví dụ :
* 貿易大学を出たらぜひ日本の会社で働きたいです。
Sau khi tốt nghiệp đại học Ngoại thương, tôi rất muốn làm việc ở một công ty của Nhật.
* あの映画はとてもおもしろそうですね。次の日曜日、ぜひいっしょに見に
行きましょう。
Bộ phim ấy hình như rất hay. Chủ nhật sau nhất định chúng ta cùng nhau đi xem nhé.
* ぜひ一度遊びに来てください。
Thể nào bạn cũng phải đến chơi đấy nhé.
* 日本に行ったら、ぜひ手紙をくださいね。
Sang Nhật thể nào anh cũng phải viết thư cho em nhé !
* 友達から、引っ越したからぜひ遊びに来るようにという電話がかかってきた。
Bạn tôi gọi điện bảo thế nào cũng phải đến chơi vì bạn ấy mới chuyển chỗ ở.
Nhật ngữ Hướng Minh đã giúp bạn phân biệt cách dùng kanarazu, kitto, zehi qua bài viết trên. Hi vọng sẽ giúp ích cho việc học tiếng Nhật của các bạn. Chúc các bạn học tốt !
5. Phân biệt tính từ đuôi i, đuôi na trong tiếng Nhật
5.1. Tính từ đuôi i
Ở bài viết trước, chúng ta đã biết được vai trò và các loại tính từ trong tiếng Nhật. Đặc biệt, Trung tâm Nhật ngữ Hướng Minh đã giới thiệu tổng hợp các tính từ đuôi na cần thiết. Hôm nay, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu đến các bạn tổng hợp tính từ đuôi I trong tiếng Nhật.
Dưới đây là tổng hợp một số tính từ đuôi I trong tiếng Nhật gửi tới các bạn có thể tham khảo:
Tiếng Nhật | Kanji | Tiếng Việt |
あおい | 青い | Màu xanh |
あおじろい | 青白い | Xanh nhạt |
あかい | 赤い | Màu đỏ |
あかるい | 明るい | Sáng sủa |
あたたかい | 暖かい | Ấm áp (khí hậu) |
あたらしい | 新しい | Mới (đồ mới) |
あつい | 暑い | Nóng (khí hậu) |
あつい | 熱い | Nóng (nhiệt độ) |
あつい | 厚い | Dày |
あつかましい | 厚かましい | Trơ trẽn (mặt dày) |
あさい | 浅い | Cạn, nông |
あさましい | 浅 ましい | Tồi tệ, đáng xấu hổ, |
あぶない | 危ない | Nguy hiểm |
あまい | 甘い | Ngọt |
あやうい | 危うい | Nguy hiểm |
あやしい | 怪しい | Kì lạ,kì quái |
あらい | 粗い | Hành động thô thiển |
あらい | 荒い | Hung bạo |
あらっぽい | 荒っぽい | Tính hung tợn |
あわい | 淡い | Phù du, thoáng qua |
あわただしい | 慌しい | Vội vàng,hấp tấp |
いい | 良い | Tốt |
いいにおい | 良い匂い | Mùi thơm |
いさぎよい | 潔い | Trong sạch, tinh khiết |
いそがしい | 忙しい | Bận rộn |
いたい | 痛い | Đau, nhức |
いやしい | 卑しい | Đê tiện, hạ cấp |
うすい | 薄い | Mỏng, nhạt, loãng |
うすぐらい | 薄暗い | Mờ ảo ,tối âm u |
うたがわしい | 疑わしい | Đáng nghi |
うつくしい | 美しい | Đẹp |
うとい | 疎い | Qua loa, sơ sài |
うまい | 美味い | Tốt đẹp ,giỏi, ngon |
うやうやしい | 恭しい | Kính cẩn, lễ phép |
うらめしい | 恨めしい | Căm hờn, căm ghét |
うらやましい | 羨ましい | Ghen tị |
うるさい | 煩い | Ồn ào ,náo động |
うるわしい | 麗 しい | Lộng lẫy, rực rỡ, |
うれしい | 嬉しい | Vui mừng |
えらい | 偉い | Tự hào ,kiêu hãnh |
おいしい | 美味しい | Ngon |
おおい | 多い | Nhiều, đông |
おおきい | 大きい | To, lớn |
おかしい | 可笑しい | Lạ lùng, buồn cừi |
おしい | 遅い | Không nỡ,không đành |
おそい | 恐ろしい | Muộn, chậm, trễ |
おそろしい | 大人しい | Đáng sợ, khiếp sợ |
おとなしい | 夥しい | Chăm chỉ ,đàng hoàng |
おびただしい | 重い | Rất nhiều, cực nhiều |
おもい | 面白い | Nặng |
おもしろい | 賢い | Thú vị, hài hước |
かしこい | 硬い | Thông minh, lanh lẹ |
かたい | 悲しい | Cứng ,rắn |
かなしい | 痒い | Buồn sầu |
かゆい | 辛い | Ngứa ngáy |
からい | 軽い | Cay (vị) |
かわいい | 可愛い | Xinh, đáng yêu |
きたない | 汚い | Dơ, bẩn |
うとい | 疎い | Học qua loa, mau chóng |
うまい | 美味い | Tốt đẹp, giỏi, ngoan |
うやうやしい | 恭しい | Kính cẩn, lễ phép |
うらめしい | 恨めしい | Căm hờn, thù hận,căm ghét |
うらやましい | 羨ましい | Ghen tỵ |
うるさい | 煩い | Ồn ào náo động |
うれしい | 嬉しい | Vui mừng |
えらい | 偉い | Tự hào, kiêu hãnh |
5.2. Tính từ đuôi na
Dưới đây là tổng hợp tính từ đuôi NA trong tiếng Nhật gửi tới các bạn có thể tham khảo:
Tên tiếng Nhật | Kanji | Cách đọc | Tiếng Việt |
すき | 好き | Suki | Thích, yêu |
ゆうめい | 有名 | Yuumei | Nổi tiếng |
きれい | きれい | Kirei | Đẹp, xinh |
ていねい | 丁寧 | teinei | Lịch sự |
きらい | 嫌い | Kirai | Ghét |
しずか | 静か | Shizuka | Yên tĩnh |
ひま | 暇 | Hima | Rảnh rỗi |
にぎやか | 賑やか | Nigiyaka | Náo nhiệt |
べんり | 便利 | Benri | Tiện lợi |
げんき | 元気 | Genki | Khỏe mạnh |
いっしょうけんめい | 一生懸命 | Isshoukenmei | Cố gắng, hết mình |
きけん | 危険 | Kiken | Nguy hiểm |
ざんねん | 残念 | Zannen | Tiếc, đáng tiếc |
しんぱい | 心配 | Shinpai | Lo lắng |
じゆう | 自由 | Jiyuu | Tự do |
じゅうぶん | 十分 | Jyuubun | Đầy đủ |
だいすき | 大好き | Daisuki | Rất thích |
てきとう | 適当 | Tekitou | Phù hợp, hợp lý |
とくべつ | 特別 | Tokubetsu | Đặc biệt |
ねっしん | 熱心 | Nesshin | Nhiệt tình |
ひつよう | 必要 | Hitsuyou | Cần thiết |
いろいろ | 色々 | Iroiro | Nhiều, phong phú |
だいじょうぶ | 大丈夫 | Daijoubu | Không sao |
じょうぶ | 丈夫 | Joubu | Khỏe, chắc chắn |
たいへん | 大変 | Taihen | Vất vả |
らく | 楽 | Raku | Dễ dàng, thoái mái |
いや | 嫌 | Iya | Không hài lòng |
たいせつ | 大切 | Taisetsu | Quan trọng |
じょうず | 上手 | Jyouzu | Giỏi |
へた | 下手 | Heta | Kém |
まじめ | 真面目 | Majime | Chăm chỉ |
まっすぐ | 真直ぐ | Massugu | Thẳng tắp |
むり | 無理 | Muri | Không thể |
りっぱ | 立派 | Rippa | Ưu tú, đẹp |
あきらか | 明らか | Akiraka | Sáng sủa, |
あざやか | 鮮やか | Agiyaka | Tươi tắn |
あわれ | 哀れ | Aware | Đáng thương |
あんぜん | 安全 | Anzen | An toàn |
いき | 粋 | Iki | Diễm lệ |
おごそか | 厳か | Ogosoka | Uy nghi |
おだやか | 穏やか | Odayaka | Êm ả ,êm |
おろか | 愚か | Oroka | Ngu ngốc, đần độn, |
おろそか | 疎か | Orosoka | Qua loa, mau chóng, |
かすか | 幽か | Kasuka | Mờ nhạt |
かんたん | 簡単 | Kantan | Đơn giản |
きよらか | 清らか | Kiyoraka | Trong lành, tinh khiết |
きらびやか | 煌びやか | Kirabiyaka | Lấp lánh, óng ánh |
ごうか | 豪華 | Gouka | Hào hoa, sang trọng |
さかん | 盛ん | Sakan | Thịnh hành |
さわやか | 爽やか | Kiwayaka | Sảng khoái |
しあわせ | 幸せ | Shiawase | Hạnh phúc |
しとやか | 淑やか | Shitoyaka | Điềm đạm |
しなやか | 品やか | Shinayaka | Mềm dẻo; co giãn |
しんせつ | 親切 | Shinsetsu | Tử tế, tốt bụng |
しんせん | 新鮮 | Shisen | Tươi, mới |
じゃま | 邪魔 | Jama | Quấy rầy; phiền hà; |
すこやか | 健やか | Sukoyaka | Khỏe khoắn |
にこやか | Nikoyaka | Tủm tỉm; mỉm | |
にがて | 苦手 | Nigate | Không có khiếu |
たくみ | 巧み | Takumi | Khéo léo, tinh xảo, |
だめ | 駄目 | Dame | Không được |
とくい | 得意 | Tokui | Có khiếu, khá |
なごやか | 和やか | Nagoyaka | Êm ả, thanh tĩnh |
なめらか | 滑らか | Nameraka | Trơn tru |
はなやか | 花やか | Hanayaka | Rực rỡ, tráng lệ |
はるか | 遥か | Haruka | Xa xôi, xa vời |
みょう | 妙 | Myou | Kì cục, lạ lùng |
やっかい | 厄介 | Yakkai | Phiền hà; rắc rối |
ゆるやか | 緩やか | Yuruyaka | Nhẹ nhàng; chậm rãi; |
らく | 楽 | Raku | Thoải mái |
わがまま | 我がまま | Wagamama | Ích kỷ, bướng bỉnh |
わずか | 僅か | Wazuka | Hiếm, ít, lượng nhỏ |
ひそか | 秘か | Hisoka | Lén lút, giấu giếm |
ふくざつ | 複雑 | Fukazatsu | Phức tạp |
ふしあわせ | 不幸せ | Fushiawase | Bất hạnh, không may |
ふしぎ | 不思議 | Fushigi | Lạnh lùng |
ふじゆう | 不自由 | Fujiyuu | Gặp khó khăn |
ふじゅうぶん | 不十分 | Fujuubun | Không đầy đủ |
ふべん | 不便 | Fuben | Bất tiện |
へいわ | 平和 | Heiwa | Hòa bình |
へん | 変 | Hen | Lạ, kỳ hoặc |
ほがらか | 朗らか | Hogaraka | Tươi tắn |
みじめ | 惨めな | Mijime | Thảm thiết ,thê thảm |
まっしろ | 真っ白 | Masshiro | Trắng toát |
6. Phân biệt まで-までに và あいだ-あいだに
Trong giới hạn bài viết ngày hôm nay, Nhật Ngữ Hướng Minh sẽ giúp bạn phân biệt cách sử dụng cách phân biệt MADE, MADENI và あいだ, あいだに。Hi vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp ích trong việc củng cố kiến thức của bạn.
6.1. まで、までに
6.1.1. まで
- Câu kết hợp:N 、Vる + まで。
- Ý nghĩa: まで:đến khi. Mẫu câu này diễn tả một hành động đang tiếp diễn, hoặc một trạng thái cho tới một thời hạn hoặc một điểm mốc nào đó.
例文:
(1) わたしが卒業するまで、父は働いています。
Bố tôi làm việc cho tới khi tôi tốt nghiệp.
(2) 天気予報によって明日まで、ずっと雨が降っています。
Theo dự báo thời tiết trời mưa suốt cho tới ngày mai.
注意:Với mẫu câu này chúng ta dịch từ cuối câu, và vế sau thường ở thì tiếp diễn.
6.1.2. までに
- Câu kết hợp: N ,Vる + までに
- Ýnghĩa: までに: trước khi. Mẫu câu này diễn tả một hành động đã xảy ra(đây là sự việc xảy ra một lần) trước một thời điểm nào đó.
例文:
(1) 友達が来るまでに、掃除しなきゃ。
Trước khi bạn đến phải dọn dẹp căn phòng.
(2) 明日の会議までに、資料を準備しておいてください。
Trước cuộc họp ngày mai hãy chuẩn bị tài liệu.
注意: Mẫu câu với までに chúng ta dịch từ đầu câu.
6.2. あいだ・あいだに
6.2.1. あいだ
- Câu kết hợp: Nの, Vている + あいだ.
- Ýnghĩa: あいだ: trong suốt. Mẫu câu này biểu thị trong suốt lúc hành động 1 đang tiếp diễn thì hành động 2 cũng đồng thời diễn ra.
例文:
(1) 山田先生の授業のあいだ、ねていた。
Trong suốt giờ học của thầy yamada tôi đã ngủ.
(2) 夏休みのあいだ、旅行に行っていた。
Trong suốt kì nghỉ hè tôi đã đi du lịch.
注意: Với mẫu câu này vế trước ở thì tiếp diễn+あいだ còn vế sau ở thì tiếp diễn trong quá khứ.
6.2.2. あいだに:
- Câu kết hợp: Nの, Vている + あいだに
- Ý nghĩa: あいだに: trong khi, trong lúc. Mẫu câu này diễn tả một hành động đang diễn ra thì một hành động khác xen vào( hành động này có thể xảy ra nhiều lần).
例文:
(1) 私が出かけているあいだに、部屋にどろぼうが入った。
Trong khi tôi ra ngoài thì tên trộm đã lẻn vào phòng.
(2) 母が寝ている間に、赤ちゃんにミリクをやった。
Trong khi mẹ đang ngủ tôi cho em bé uống sữa.
注意: Với mẫu câu này thì vế sau ở thì quá khứ.
7. Phân biệt các vĩ tố NE, YO, SA
Giống như tiếng Việt, tiếng Nhật cũng có hệ thống vĩ tố kết thúc câu như “nhé”, “mà”, “đó”…Tuy nhiên, người học tiếng Nhật ở Việt Nam ít biết sử dụng hệ thống vĩ tố này trong đàm thoại. Thông qua bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn 3 vĩ tốcơ bản NE, YO, SA hy vọng sẽ cung cấp thêm tài liệu có ích giúp người học hiểu và sử dụng được hệ thống vĩ tố này.
7.1. Vĩ tố ね (NE)
Cũng giống như vĩ tố な, vĩ tố ね thường được sử dụng khi người nói muốn tìm kiếm sự đồng tình từ phía người nghe. Tuy nhiên nó không mang tính áp đặt nhiều như vĩ tố な. Vĩ tố ね dùng để diễn tả cảm xúc và thường được kéo dài thành ねえ. Mức độ cảm xúc nhẹ nhàng hay mạnh mẽ tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.
Ví dụ:
1, きれいな部屋へやねえ。 (Căn phòng sạch sẽ ghê!)
2, これは私わたしのね。 (Cái này là của tôi mà!)
Trong một số trường hợp, để làm câu nói nhẹ nhàng hơn, người ta dùng thêm の trước ね đối với câu kết thúc bằng tính từ いhoặc động từ. Hay dùng なの trước ね đối với câu kết thúc bằng tính từ な danh từ.
Ví dụ:
3, やすいのね。 (Rẻ quá!)
4, 大変たいへんなのね。 (Mệt quá!)
Cuối cùng, vĩ tố ね còn được dùng khi muốn xác nhận lại thông tin từ người đối diện. Lúc này người nói sẽ lên giọng ở vĩ tố ね.
Ví dụ:
A: すみません、田中たなかさんの電話番号でんわばんごうは何番なんばんですか。
B: 093―123―4567です。
A: 093―123―4567ですね↑。どうも
7.2. Vĩ tố さ (SA)
Vĩ tố さ được dùng khi người nói có địa vị cao hơn hoặc ngang hàng với người nghe. Nam giới hay sử dụng hơn nữ giới. Dùng vĩ tố さ khi muốn thể hiện sự khẳng định, quyết đoán khi chỉ ra một điều hiển nhiên hoặc khi phê phán.
Ví dụ:
1, そんなこと分わかってるさ。( Tôi hiểu điều đó mà! (và tôi không cần anh phải nói cho tôi nghe) )
2, 僕ぼくもつらいさ。 (Tôi cũng chán vậy!)
3, うまくいくさ。 (Tôi biết mọi thứ sẽ ổn mà!)
4, お前まえが仕事しごとしないからさ。(Đó là bởi vì cậu không chịu làm việc.)
Cũng giống như các vĩ tố ぜ、ぞ、さ、な thường được nam giới sử dụng nhiều, cho thấy trong xã hội Nhật xưa, người ta rất coi trọng nam giới, nữ giới không có quyền đưa ra ý kiến và quan điểm của mình. Tính thứ bậc trong xã hội cũng thể hiện rõ trong cách dùng vĩ tố. Chỉ có những người ở vị trí trên mới có thể dùng để nói chuyện với người có địa vị thấp hơn.
7.3. Vỹ Tố よ (YO)
Vĩ tố よ được dùng khi người nói muốn thông báo đến người nghe thông tin mà họ nghĩ người nghe không biết. Vì thế nó bao hàm ý tự tin, quả quyết của người nói. Mức độ nhẹ nhàng (nữ giới dùng) hay mạnh mẽ (nam giới dùng) của câu tùy thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện.
Ví dụ:
1, 明日会議あしたかいぎよ。 (Cuộc họp là vào ngày mai đấy!)
2, これきれいよ。 (Cái này đẹp đấy!)
3, この花紫はなむらさきよ。 (Bông hoa này màu tím đấy!)
Trong các ví dụ trên, khi ta thấy kết thúc câu là danh từ, hay tính từ chỉ vẻ đẹp, màu sắc thì phần lớn là câu nói của nữ giới.
Còn nam giới sử dụngよ theo sau trạng thái hoặc thể ngắn.
Ví dụ:
4, 来年行らいねんいくよ。 (Sang năm tôi đi đó nha!)
5, 次つぎの番組ばんぐみは3時じからだよ。(Chương trình tiếp theo bắt đầu từ lúc 3h đấy!)
Khi kết thúc câu bằng tính từ いhoặc động từ, người ta thường thêm のtrướcよ.
Ví dụ:
6, 台湾たいわんからお客きゃくさんが来きたのよ。(Khách đến từ Đài Loan đấy!)
Đối với kết thúc câu là danh từ thì làなのよ.
Ví dụ:
7, 彼かれはアメリカ人なのよ。(Anh ấy là người Mỹ đấy!)
Người ta cũng hay sử dụng ね theo sau よ nhằm làm cho lời nói nhẹ nhàng hơn.
Ví dụ:
8, そうだよね。 (Ờ ha)
3. Tổng hợp các thể trong tiếng Nhật
Tiếng Nhật có bao nhiêu thể, cách chia các thể đó như thế nào bạn đã nắm vững được hết chưa? Hôm nay, Nhật Ngữ Hướng Minh sẽ chia sẻ đến bạn cách chia các thể trong tiếng Nhật. Mọi người hãy xem nhé!
1. Thể khả năng (可能形) | Động từ nhóm 1:V「う」 ⇒ V「え」る 書く (かく) → 書ける (viết) Động từ nhóm 2: Vる ⇒ Vられる 食べる (たべる) → 食べられる (ăn) (食べれる) Động từ nhóm 3: する ⇒ できる, くる ⇒ こられる Note: Không dùng thể khả năng với 2 động từ : 分かる (わかる: hiểu) và 知る (しる: biết) vì bản thân hai động từ này đã hàm nghĩa chỉ khả năng: 分けれる、知れる |
2. Thể cấm chỉ (禁止形) | Động từ nhóm 1, 2, 3 : Vる ⇒ Vるな |
3. Thể ý chí (意思形) | Động từ nhóm 1:「う」 ⇒ V「お」う 買う(かう)→ 買おう (mua thôi) (Dạng lịch sự: 買いましょう) Động từ nhóm 2: Vる ⇒ Vよう 見る(みる)→ 見よう (xem thôi) (Dạng lịch sự: 見ましょう) する ⇒ しよう, くる ⇒ こよう する → しよう (Dạng lịch sự: しましょう) 来る(くる)→ 来よう(こよう)(Dạng lịch sự: 来ましょう) |
4. Thể mệnh lệnh (命令形) | Động từ nhóm 1: V「う」 ⇒ V「え」頑張る(がんばる)→ 頑張れ(cố lên) Động từ nhóm 2: Vる ⇒ Vろ 起きる(おきる)→ 起きろ(dậy mau) Động từ nhóm 3: する ⇒ しろ, くる ⇒ こい する → しろ (làm đi, làm mau) |
5. Thể điều kiện (条件形) | Động từ nhóm 1: V「う」 ⇒ V「え」ば 頑張る(がんばる)→ 頑張れば (nếu cố gắng …) Động từ nhóm 2: Vる ⇒ Vれば いる→ いれば (nếu có/nếu tồn tại …) Động từ nhóm 3: する ⇒ すれば, くる ⇒ くれば |
6. Thể bị động (受身形) | Động từ nhóm 1:V「う」 ⇒ V「あ」れる 話す(はなす)→ 話される Động từ nhóm 2: Vる ⇒ Vられる 食べる(たべる)→ 食べられる Động từ nhóm 3: する ⇒ される, くる ⇒ こられる する → される → giống với thể khả năng |
7. Thể sai khiến (使役形) | Động từ nhóm 1:V「う」 ⇒ V「あ」せる 言う(いう)→ 言わせる Động từ nhóm 2: Vる ⇒ Vさせる 見る(みる)→ 見させる Động từ nhóm 3: する ⇒ させる, 来る(くる) ⇒ 来させる(こさせる) |
8. Thể sai khiến bị động (使役受け身形) | Động từ nhóm 1:「う」 ⇒ V「あ」せられる 行く→行かせられる → 行かされる Động từ nhóm 2: Vる ⇒ Vさせられる 食べる → 食べさせられる Động từ nhóm 3: する ⇒ させられる、 来る ⇒ こさせられる |
Các thể trong tiếng Nhật tuy không nhiều lắm nhưng nếu bạn không nắm vững sẽ rất dễ nhầm lẫn. Vì vậy, hãy ôn luyện và ghi nhớ phần này thật kĩ nhé! Chúc các bạn học tiếng Nhật thật tốt.
Tham khảo thêm: