• T2 - T7 8.30 - 20.30
  • (028) 710 888 77
Nhật Ngữ Hướng Minh
  • Hướng Minh
    • Giới thiệu
    • Cảm nhận học viên
    • Cơ sở vật chất
    • Tuyển dụng
    • Thông báo – Thông tin
  • Học Tiếng Nhật
    • Khóa học Tiếng Nhật
    • Lịch Khai Giảng
    • Chính sách ưu đãi
    • Học thi JLPT / NAT-TEST
    • Tiếng Nhật doanh nghiệp
    • Thi Thử Năng Lực Tiếng Nhật
  • Du học Nhật Bản
    • Chương trình Du Học Nhật Bản
    • Học bổng – Thực tập sinh
    • Thông Tin Du Học
  • Góc thư viện
    • Kiến thức Tiếng Nhật
    • Văn hoá Nhật Bản
    • Kinh nghiệm du học
    • Việc làm và định cư
    • Thư giãn
  • Liên hệ
  • Hướng Minh
    • Giới thiệu
    • Cảm nhận học viên
    • Cơ sở vật chất
    • Tuyển dụng
    • Thông báo – Thông tin
  • Học Tiếng Nhật
    • Khóa học Tiếng Nhật
    • Lịch Khai Giảng
    • Chính sách ưu đãi
    • Học thi JLPT / NAT-TEST
    • Tiếng Nhật doanh nghiệp
    • Thi Thử Năng Lực Tiếng Nhật
  • Du học Nhật Bản
    • Chương trình Du Học Nhật Bản
    • Học bổng – Thực tập sinh
    • Thông Tin Du Học
  • Góc thư viện
    • Kiến thức Tiếng Nhật
    • Văn hoá Nhật Bản
    • Kinh nghiệm du học
    • Việc làm và định cư
    • Thư giãn
  • Liên hệ
Nhật Ngữ Hướng Minh > Bài viết > Văn hoá Nhật Bản > Tại sao Nhật Bản lại đón 2 Tết trung thu

Tại sao Nhật Bản lại đón 2 Tết trung thu

  • 03/10/2017
  • Posted by: Admin
  • Category: Văn hoá Nhật Bản
Không có phản hồi
Tại sao Nhật Bản đón 2 tết trung thu

Cứ đến dịp Tết trung thu hàng năm các nước ở Châu Á cùng nhau đón trung thu, tuy nhiên mỗi nước đều có một truyền thống đón lễ hội trung thu khác nhau. Riêng ở đất nước mặt trời mọc Nhật Bản người ta đón tới 2 lễ Tết trung thu trong một năm. Tại sao Nhật Bản lại đón 2 Tết trung thu như vậy ? Dưới đây Hôm nay Hướng Minh xin giới thiệu đến mọi người những thông tin về Tết trung thu ở Nhật Bản có khác gì với chúng ta không, các bạn cùng tham khảo dưới bài viết nhé.

Khác với Việt Nam trung thu được tổ chức 1 lần vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, tết trung thu ở Nhật Bản được tổ chức 2 lần mỗi năm. Lần đầu tiên được gọi là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsuki-mi. Lần thứ hai tổ chức là Zyusanya, tuy nhiên ở bài viết này Hướng Minh sẽ tập trung giới thiệu lễ trung thu cơ bản nhất: Otsukimi.

Tại sao Nhật Bản lại đón 2 Tết trung thu

Otsukimi, ( お月見 ) còn được gọi là tsukimi (月见), dịch theo nghĩa đen là ngắm trăng (Tsuki là trăng, mi là ngắm, nhìn). Lễ hội này được ra đời nhằm tôn vinh mặt trăng trong mùa thu – mùa có thể nói là trăng được tròn nhất. Otsukimi thường được diễn ra vào ngày 15 tháng thứ 8 trong âm lịch. Sở dĩ nó được tổ chức vào những ngày này vì từ thời xưa, người Nhật đã coi thời gian này là trăng đẹp và tròn nhất trong năm( 中秋の明月chushu no meigetsu). Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nhật Bản từ thời Heian.

Ở thời Heian, các nhà quý tộc thường tụ tập làm thơ, uống sake và ăn các món ăn truyền thống gắn liền với mặt trăng. Hiện nay vẫn vậy chỉ có sáng tác thơ vào ngày này thì khá hiếm. Các món ăn truyền thống gắn liền là cỏ Susuki, Tsukimi Dango. Đó chính là hai món cơ bản nhất, ngoài ra người Nhật còn bày biện thêm hoa quả để đẹp mắt, hạt dẻ, khoai môn, edamame,… Sở dĩ họ còn bày biện hạt dẻ, khoai môn edamame là vì có một số truyền thống xuất phát như: Imomeigetsu (nghĩa là “thu hoạch khoai tây mặt trăng”) và Mamemeigetsu (“thu hoạch đậu mặt trăng”), hoặc Kurimeigetsu (“thu hoạch hạt dẻ mặt trăng”).

Tại sao Nhật Bản lại đón 2 Tết trung thu

Người Nhật Bản thưởng trang trí bằng cỏ susuki (cỏ này có người gọi là cỏ bông bạc, có người gọi là cỏ mèo,…) thay vì hoa còn Tsukimi-Dango thì được bày theo hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh bình cỏ, và cũng có thể có thêm một số loại hoa quả nữa. Sau đó họ đặt kế lên hiên nhà, hoặc gần bên cửa sổ, bất cứ chỗ nào có thể nhìn thấy trăng rõ nhất, để vừa ăn vừa ngắm trăng.

Theo quan niệm của người Nhật Bản, trên mặt trăng không có chị Hằng Nga, chú Cuội như Việt Nam mà chỉ có thỏ ngọc sống trên đó. Họ cho rằng vào ngày này, thỏ ngọc trên mặt trăng thường giã bánh Tsuki-Dango.

Tại sao Nhật Bản lại đón 2 Tết trung thu

Bánh trung thu của Nhật Bản khác hoàn toàn bánh trung thu Trung Quốc và Việt Nam ở chỗ không có trứng muối ở bên trong. Chính vì vậy, hầu hết người Nhật đều không biết có tồn tại một loại bánh trung thu như thế.Tuy Otsukimi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng nó đã trở thành một phong tục tập quán rất riêng và rất đặc sắc của người Nhật. Nó là một nét văn hóa không thể thiếu trong dịp tết trung thu Nhật Bản và điều đó làm nên một màu sắc truyền thống riêng biệt trong văn hóa của Nhật Bản. Otsukimi là một lễ hội truyền thống của Nhật Bản, có một lịch sử riêng, văn hóa riêng, tách ra thành một lễ hội truyền thống riêng với các nước khác.

Có thể bạn quan tâm

Bạn cần được tư vấn?

    Vui lòng chờ ...

    Chuyên mục

    • Cơ sở vật chất (2)
    • Du học (24)
    • Học bổng – Thực tập sinh (7)
    • Khóa học Tiếng Nhật (29)
    • Kiến thức (223)
    • Kinh nghiệm du học (19)
    • Thi thử JLPT (14)
    • Thông báo – Thông tin (74)
    • Thư giãn (23)
    • Tổng hợp (42)
    • Tuyển dụng (15)
    • Ưu đãi (67)
    • Văn hoá Nhật Bản (50)
    • Việc làm và định cư (33)

    Bài viết mới

    • Tiếp đón chủ tịch trường Nhật Ngữ OSAKA KOKUSAI ACADEMY – Thầy KINOSHITA
    • THÔNG BÁO – LỊCH NGHỈ LỄ 2-9-2023
    • HỌC TRIỆT ĐỂ CẤU TRÚC からには
    • DIỆT GỌN CẤU TRÚC ということだ
    • THÔNG BÁO – NGÀY CÔNG BỐ ĐIỂM THI JLPT
    • Diệt gọn cấu trúc ngữ pháp N3

    Giờ làm việc

    Monday8:30 am - 9.00 pm
    Tuesday8:30 am - 9.00 pm
    Wednesday8:30 am - 9.00 pm
    Thursday8:30 am - 9.00 pm
    Friday8:30 am - 9.00 pm
    Saturday8:30 am - 9.00 pm
    SundayClosed

    Liên hệ

    Hotline: (028)71088877
    Email: support@huongminh.edu.vn

    47 Trần Thị Nghỉ, Phường 7, Gò Vấp
    285/5 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10
    Footer logo
    NHẬT NGỮ HƯỚNG MINH
    • KHÓA HỌC
    • DU HỌC
    • Contact Us
    Search