Tổng hợp tất cả các kinh nghiệm học tiếng Nhật
- 19/09/2019
- Posted by: Admin
- Category: Kiến thức
Tiếng Nhật hiện nay đang dần trở thành một ngôn ngữ hữu dụng trên thế giới cũng như Việt Nam. Vì vậy, số người tìm đến với tiếng Nhật cũng vì thế mà tăng dần lên. Nhưng làm sao để học tiếng Nhật hiệu quả thì không phải người học tiếng Nhật nào cũng biết. Dưới đây, Hướng Minh sẽ tổng hợp tất cả các kinh nghiệm học tiếng Nhật hiệu quả để bạn có thể dễ dàng chinh phục ngôn ngữ này nhé!
1. Phương pháp học Kanji
Nếu bạn là người đã từng học tiếng Nhật hoặc ít nhất là quan tâm đến thì chắc hẳn đều biết Kanji là nỗi “ám ảnh” của bất kì ai muốn làm bạn với tiếng Nhật. Và trong bài viết hôm nay, Nhật Ngữ Hướng Minh xin chia sẻ đến bạn 11 phương pháp học kanji tiếng Nhật hiệu quả và dễ nhớ nhất nhé!
1.1. Học và liên tưởng
Vì chữ Kanji là chữ tượng hình nên cách học chữ Hán trong tiếng Nhật cũng có nhiều phần thú vị. Chữ tượng hình là chữ người xưa nhìn sự vật, sự việc rồi viết lại, mô tả chúng theo cách nghĩ và trí tưởng tượng của mình. Bởi vậy, một trong những mẹo học chữ kanji là hãy tưởng tượng và so sánh chữ Kanji theo sự vật, hiện tượng ngoài cuộc sống. Bằng cách này chữ Kanji sẽ in sâu hơn vào trí não của bạn chứ không phải chỉ là học vẹt như thông thường bạn vẫn làm.
1.2. Học các bộ thủ cơ bản
Mỗi chữ Kanji bất kỳ đều cấu thành từ 1 hoặc nhiều bộ thủ. Có tổng cộng 214 bộ thủ nhưng thật ra các bạn chỉ học 1 số bộ thủ cơ bản và quan trọng nhất. Không nhất thiết phải học hết 214 bộ thủ.
Ví dụ:
Chữ Tưởng 想 gồm chữ 相tương + 心tâm = 木mộc + 目mục +心tâm
Chữ Vọng 望 gồm chữ 亡vong, 月nguyệt, 王vương
Chữ Xuân 春 gồm chữ 三 tam +人nhân +日nhật
1.3. Chiết tự Kanji
Có lẽ, khi học chữ Hán (hay chữ Kanji trong tiếng Nhật) , mấy người không nhắc cho nhau câu:
Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.
(Chiết Tự chữ Đức 德)
Đó là một trong những mẹo nhớ chữ Hán của người xưa thường được gọi là chiết tự.
Trên phương diện nào đó, Chiết Tự chính là sự vận dụng phân tích chữ Hán một cách linh hoạt sáng tạo. Hơn thế nữa, nó không chỉ dừng lại ở hình thức phân tích chữ Hán thuần túy mà còn chuyển sang địa hạt văn chương và các trò chơi thử tài trí tuệ đầy thú vị và hấp dẫn.
Việc vận dụng các liên tưởng hình ảnh vào hình thể, âm đọc hay ý nghĩa của chữ Hán đã làm cho Chiết Tự nói chung và chiết tự trong câu đố chữ Hán nói riêng có tính sáng tạo cao. Nhờ đó mà các bộ phận cấu thành chữ Hán trở nên sống động, có hồn.
Trong số 70 câu đố chữ Hán trong kho tàng câu đố Việt Nam mà Hướng Minh đã sưu tập được, có đặc điểm chiết tự khá thú vị. Chẳng hạn:
Dưới đây là một số ví dụ:
– Cô kia đội nón chờ ai
Hay cô yên phận đứng hoài thế cô.
(chữ An 安)
– Có tú mà chẳng có tài,
Cầm ngang ngọn giáo, đâm ngoài đít dê.
(chữ Hy 犠)
– Chữ lập đập chữ viết, chữ viết đập chữ thập.
(chữ Chương 章)
– Đất thì là đất bùn ao,
Ai cắm cây sào sao lại chẳng ngay.
Con ai mà đứng ở đây,
Đứng thì chẳng đứng, vịn ngay vào sào.
(chữ Hiếu 孝)
– Một vại mà kê hai chân,
Con dao cái cuốc để gần một bên.
(chữ Tắc 則)
– Nhị hình, nhất thể, tứ chi, bát đầu,
Tứ bát, nhất bát phi toàn ngưỡng lưu.
(chữ Tỉnh 井)
– Đóng cọc liễn leo, tả trên nhục dưới, giải bơi chèo.
(chữ Tùy 随)
– Đêm tàn nguyệt xế về Tây,
Chó sủa canh chầy, trống lại điểm tư.
(chữ Nhiên 然)
– Con dê ăn cỏ đầu non,
Bị lửa cháy hết không còn chút đuôi.
(chữ Mĩ 美)
– Thương em, anh muốn nên duyên,
Sợ e em có chữ thiên trồi đầu
(chữ Phu 夫)
– Khen cho thằng nhỏ có tài,
Đầu đội cái mão đứng hoài trăm năm.
(chữ Dũng 勇)
– Thiếp là con gái còn son,
Nếp hằng giữ vẹn ngặt con dựa kề.
(chữ Hảo 好)
– Ruộng kia ai cất lên cao,
Nửa vầng trăng khuyết, ba sao giữa trời.
(chữ Tư 思)
– Đất cứng mà cắm sào sâu,
Con lay chẳng nổi, cha bâu đầu vào.
(chữ Giáo 教)
– Em là con gái đồng trinh
Chờ người tuổi Tuất gá mình vô em.
(chữ Uy 威)
– Ông thổ vác cây tre, đè bà nhật.
(chữ Giả 者)
– Muốn cho nhị mộc thành lâm
Trồng cây chi tử tiếng tăm lâu ngày.
(chữ Tự 字)
– Hột thóc, hột thóc, phẩy đuôi trê,
Thập trên nhất dưới bẻ què lê.
(chữ Pháp 法)
Như vậy, từ những ưu điểm đã phân tích ở trên của Chiết Tự, chúng ta có thể khẳng định lại một lần nữa: chiết tự là một phương pháp học, nhớ chữ Hán độc đáo của người Việt. Đồng thời qua những câu đố chiết tự này có thể tạo sự hứng thú cho việc học, nhớ chữ Hán.
Tham khảo toàn bộ các phương pháp học Kanji ở link dưới:
Phương pháp và các sai lầm cần tránh khi học Kanji
2. Kinh nghiệm thi JLPT
Kỳ thi JLPT những điều cần biết đây là kỳ thi năng lực tiếng Nhật hay được gọi là JLPT (Japanese Language Proficiency Test). Cuộc thi JLPT được tổ chức mỗi năm 2 lần bởi Japan Foundation- một tổ chức thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Chứng chỉ là yêu cầu bắt buộc cho những du học sinh muốn học tập và trải nghiệm tại đất nước Mặt trời mọc và là điều kiện tiên quyết cho kỹ sư, chuyên gia làm việc tại Nhật Bản.
Kỳ thi JLPT những điều cần biết đây là kỳ thi năng lực tiếng Nhật hay được gọi là JLPT (Japanese Language Proficiency Test). Cuộc thi JLPT được tổ chức mỗi năm 2 lần bởi Japan Foundation- một tổ chức thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản.
Hiện nay kỳ thi JLPT được tổ chức vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng Bảy và Chủ Nhật đầu tiên của tháng 12. Việt Nam là một trong bốn nước có lượng người thí sinh nhiều nhất thế giới và là nước duy nhất sử dụng hệ thống chữ viết Latinh.
Chứng chỉ là yêu cầu bắt buộc cho những du học sinh muốn học tập và trải nghiệm tại đất nước Mặt trời mọc và là điều kiện tiên quyết cho kỹ sư, chuyên gia làm việc tại Nhật Bản.
Dưới đây là tất cả kinh nghiệm về kỳ thi JLPT mà các bạn cần lắm vững trước khi tham dự các kỳ thi năng lực tiếng nhật JLPT.
3. Kinh nghiệm luyện giao tiếp tiếng Nhật
Lắng nghe âm thanh đàm thoại, quan sát người nói thạo tương tác với nhau, và thậm chí cố gắng để xem và thấu hiểu tin tức Nhật hoặc cuộc sống đời thường trên TV. Điều quan trọng là khi nghe người khác nói tiếng Nhật, bạn nên tập nói theo để tạo thói quan và nhớ tốt các từ vựng.
Sự hiểu biết và sử dụng tốt các cụm từ “collocation” theo ngữ cảnh là những gì giúp bạn trở nên thành thạo bất kỳ ngôn ngữ nào. Thay vì tập trung vào các cụm từ cơ bản như “hello” và “good morning”, khi đạt đến trình độ nhất định, bạn nên tập trung vào việc làm thế nào để bắt đầu tương tác bằng cách đặt câu hỏi như “tên của bạn là gì?” hoặc “bạn làm gì để kiếm sống?”. Văn hóa Nhật Bản đóng một vai trò trong cuộc đàm thoại, do đó ngữ điệu rất quan trọng trong khi nói chuyện, người trẻ tuổi khi nói chuyện với người lớn tuổi hơn hoặc khi nhân viên nói chuyện với cấp trên của họ phải thể hiện sự kính trọng thông qua ngữ điệu và các cụm từ có liên quan.
Khi học ngôn ngữ Nhật Bản, bạn không chỉ học tập để nói những từ mới, mà còn được học tập để đọc và giải thích các kiểu khác nhau của văn bản. Ngôn ngữ như tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha có chứa các ký tự như tiếng Anh, nhưng được sử dụng trong những cách hơi khác nhau. Còn ngôn ngữ tiếng Nhật hoàn toàn mới lạ do cách viết các ký tự không giống với ký tự Alphabet quen thuộc.
Chi tiết: Kinh nghiệm luyện giao tiếp tiếng Nhật
4. Mẹo luyện đọc hiểu, nghe hiểu
[Câu hỏi hỏi về nội dung và lý do của phần được gạch dưới, sẽ có gợi ý nằm ở ngay trước hoặc sau nội dung được gạch dưới] Rất hiếm khi phần gợi ý trả lời nằm xa phần gạch dưới. Hầu hết các trường hợp nếu đọc qua nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới, bạn sẽ tìm được câu trả lời. Bạn hãy đọc kỹ phần nội dung ngay trước và sau phần gạch dưới xem sao nhé!
Luyện nghe tiếng Nhật và luyện nói tiếng Nhật là một trong những kỹ năng vô cùng khó khăn khi học tiếng Nhật cũng như các ngôn ngữ khác. NÓI là kỹ năng quan trọng nhất trong ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu không NGHE được thì sẽ không thể nói tốt được, và nếu không nghe được thì cũng sẽ không biết được đối phương muốn nói gì để mà đối đáp. Do đó, để nói tiếng Nhật tốt thì phải có một phương pháp căn bản ngay từ đầu.
Tiếng Nhật là một ngôn ngữ khó học đối với người mới bắt đầu nhưng sẽ dễ dàng hơn đối với những người đã học qua rồi. Trong tiếng Nhật thì Phần nghe là trong những phần quan trọng nhất vì nó quyết định bạn có nói được tiếng Nhật hay không? Bạn có phát âm chuẩn chưa? Và điều quan trọng là mọi người đều thi rớt ở phần nghe. Nói đến đây thôi thì bạn cũng đã biết được tầm quan trọng của luyện nghe tiếng Nhật rồi đúng không!
Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho bạn một số kỹ năng luyện cấp độ nghe tiếng Nhật để phát âm chuẩn hơn, điều này có thể giúp bạn vượt qua kỳ thi JLPT một cách đơn giản hơn.
Đọc hiểu và nghe hiểu là phần thi quan trọng trong tất cả các kỳ thi của bất cứ ngôn ngữ nào. “Đọc hiểu”, “Nghe hiểu” là một thách thức không nhỏ đối với người học và dự thi. Dưới đây Hướng Minh xin chia sẽ cho các bạn các mẹo thi đọc hiểu, nghe hiểu tiếng Nhật một cách hiệu quả nhất.
Tham khảo thêm: Mẹo luyện đọc hiểu, nghe hiểu
5. Phương pháp ghi nhớ từ vựng
5.1. Chuẩn bị tâm lý
Trước khi học, các bạn cần hiểu rõ một điều: “Có học thì sẽ có quên” thường thì chúng ta học 10 từ thì sẽ chỉ nhớ được khoảng 5 từ, tức là sẽ quên 1 nửa. Vì vậy, việc học rồi lại quên là hoàn toàn bình thường, đừng vì thế mà nản nhé các bạn!
Vấn đề ở đây là, khi các bạn học 10 từ, quên dần chỉ còn lại 5 từ. Cũng như vậy nhưng nếu các em học 1000 từ, thì dù quên mất 1 nửa, cũng vẫn còn lại 500 từ. Điều muốn nói ở đây là việc học từ vựng của bạn cần tiến hành đều đặn, liên tục học mới và liên tục ôn tập lại mới có hiệu quả. Các phương pháp chỉ giúp chúng ta học tập khoa học hơn, còn thành công hay không, chính nằm ở sự kiên trì của chính các bạn đó.
5.2. Phân loại từ vựng
Như đã nói, học từ vựng cũng như phù sa bồi đắp nên đồng bằng, cần nỗ lực đều đặn, liên tục để dần dần tạo nên một nền tảng chắc chắn. Khi học, bạn cần xác định rõ mục tiêu và xây dựng riêng cho mình “Thời khóa biểu” học từ vựng thật rõ ràng.
Ví dụ: Tháng 10 này bạn đặt mục tiêu học thuộc 100 từ vựng – trung bình mỗi tuần sẽ học 25 từ mới. Bạn có thể sắp xếp mỗi ngày học chắc chắn 5 từ mới và dành 2 ngày cuối tuần để ôn tập lại.
Các bạn nên chọn 1 khung giờ nhất định để học khi đó (não sẽ ghi nhớ được lịch trình hoạt động này đó). Theo kinh nghiệm Hướng Minh chia sẽ thì sáng sớm là thời gian tốt nhất để học thuộc, vì não vừa được nghỉ ngơi xong, sẽ hoạt động với hiệu suất cao nhất. Khi học, hãy chọn nơi yên tĩnh, tránh xa những nguồn gây xao nhãng (điện thoại, máy tính, TV, hay… giường ngủ).
5.3. Chọn phương pháp học
Không có một phương pháp nào là hoàn hảo cho tất cả mọi người, nhưng theo kinh nghiệm học và dạy tiếng Nhật của những người thành công trước đó, việc học từ vựng cũng nên đảm bảo đủ trên cả 4 kĩ năng – Nghe, Nói, Đọc, Viết.
Nghe:
Băng ghi âm từ vựng để nhớ được cách phát âm (Ghi nhớ bằng cách nghe hiệu quả hơn nhiều so với chỉ nhìn mặt chữ).
Nói:
Nhắc lại thật to và rõ ràng từ nghe được. Trước mỗi bài học các bạn học viên đều phải ghi âm lại phần phát âm từ vựng và gửi lại để các trợ giảng kiểm tra và chữa lỗi. Chính vì vậy nên các bạn có thể nhớ nhanh và lâu hơn so với bình thường.
Viết:
Viết lại một vài lần từ đó để quen mặt chữ và nhớ được lâu hơn.
Đọc:
Những mẫu câu, bài đọc liên quan (khi học sách Minna No Nihongo chẳng hạn, các bạn nhớ để ý đọc kĩ những mẫu câu và bài đọc có sẵn trong sách, để ý xem những từ cần học xuất hiện ở đâu và được sử dụng như thế nào). Đọc nhiều cũng là một cách để ghi nhớ từ tốt hơn.
Bí quyết ở đây là cố gắng “va chạm” với từ mới càng nhiều và bằng các giác quan khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.Ngoài ra các bạn cũng nên học từ theo “cụm”, tức là gộp từ thành các chủ đề (nội dung) hoặc loại từ (danh từ, động từ, tính từ,…) để học. Cách này sẽ giúp các bạn học từ vựng một cách có hệ thống, hình thành 1 trường từ vựng, hỗ trợ cả cho việc nữa.
Muốn nghe, nói, đọc, viết được thì trước hết phải có một vốn từ nhất định. Từ ngữ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ nên thường lúc mới bắt đầu học thì tất cả mọi người đều bắt đầu từ con số 0, nhưng qua thời gian có những bạn đã tích lũy cho mình được rất nhiều từ, có những bạn vẫn loay hoay và chán nản vì “học trước quên sau” mãi vẫn chỉ loanh quanh với những từ cơ bản. Hôm nay Hướng Minh sẽ chia sẻ 9 phương pháp ghi nhớ từ vựng hiệu quả nhẩt trong quá trình học.
Xem đầy đủ các phương pháp ghi nhớ từ vựng: Phương pháp ghi nhớ từ vựng
6. Kinh nghiệm học ngữ pháp
Khi học bất cứ một thứ ngôn ngữ nào, và muốn sử dụng chúng một cách nhuần nhuyễn thì việc học ngữ pháp tốt là điều không thể thiếu giúp bạn chinh phục thành công ngôn ngữ đó. Ngữ pháp tiếng Nhật cũng vậy, khi bạn đã có kiến thức tiếng Nhật cơ bản rồi, việc tiếp theo bạn nên tập trung nghiên cứu phần ngữ pháp của nó đó cũng là nền tảng giúp cho chúng ta kết nối các từ vựng tạo thành câu có nghĩa.
Vậy làm thế nào để học ngữ pháp tiếng nhật hiệu quả, để sử dụng đúng trong từng câu nói, trong các kỳ thi không phải là điều đơn giản. Dưới đây Hướng Minh sẽ chia sẻ cho tất cả mọi người đang gặp khó khăn trong khi học ngữ pháp tiếng Nhật với những phương pháp học ngữ pháp tiếng nhật siêu hiệu quả nhất, giúp cho bạn có thể nhớ và vận dụng vào thực tế.
6.1. Học ngữ pháp từ vựng tiếng Nhật theo ví dụ
Khi bạn học từ vựng, các bạn thường học các từ riêng lẻ với nhau. Việc học như vậy khiến các bạn rất khó để nhớ từ vựng, không những vậy các bạn lại không thể hiểu được ngữ pháp khi cố liên kết các từ với nhau. Vậy một ngày các bạn hãy chọn cho mình một vài câu với các ngữ pháp thông dụng. Học thuộc cả câu, sẽ giúp cho bạn nhớ và vận dụng được cả ngữ pháp.
Ví dụ: S + か
Câu hỏi nghi vấn (câu hỏi Có Không)
+ Cách dùng : Để tạo một câu hỏi chỉ cần thêm か vào cuối câu.
+ Câu trả lời cho loại câu hỏi này luôn phải có はい (vâng, đúng) hoặc いいえ (không, không phải ). Nếu giản lược đi bị xem là thất lễ.
マイさんは ベトナム人 じん ですか。
Bạn Mai là người Việt Nam phải không? …
はい、ベトナム人 じん です。
… Đúng, (bạn ấy) là người Việt Nam.
6.2. Tổng hợp ngữ pháp tiếng Nhật định kỳ
Sau vài tuần học ngữ pháp theo các mẫu câu, các bạn có thể ngồi và tổng hợp lại ngữ pháp. Xem các mẫu câu và suy ra ngữ pháp và ngược lại từ các ngữ pháp các bạn có thể đặt các câu có nghĩa. Việc học như vậy giúp cho bạn có thể vận dụng ngữ pháp luôn vào thực tế khi học, và có thể nhớ rất lâu.
6.3. Ôn tập ngữ pháp tiếng Nhật hàng ngày
Cách học ngữ pháp tiếng nhật hiệu quả nhất là ôn tập hằng ngày. Mỗi ngày hãy dành thời gian đặt từ 3 mẫu câu trở lên với nội dung thân thuộc với cuộc sống hằng ngày để giúp bạn dễ nhớ. Ghi những mẫu câu đã họ ra sổ tay để có thể hệ thống lại những gì đã học và ôn lại khi cần thiết.
6.4. Hãy cố dịch những gì đang nghĩ ra thành tiếng Nhật
Đối với những bạn học tiếng nhật, thì ngữ pháp luôn là phần khiến các bạn nản lòng. Vì các cấu trúc tiếng nhật và tiếng việt là hoàn toàn không liên quan đến nhau. Cách tốt nhất để luyện tập ngữ pháp là dịch những câu tiếng việt bạn nghĩ đến sang tiếng nhật, và ngược lại khi thấy một câu tiếng nhật nào đó hãy cố suy ra nghĩa tiếng việt của nó. Với cách học ngữ pháp tiếng nhật như này sẽ giúp bạn phản xạ tốt hơn và nhanh hơn khi học ngữ pháp tiếng nhật.
6.5. Luyện tập viết đoạn văn bằng tiếng Nhật
Hãy viết một đoạn văn bằng tiếng việt với các chủ đề gần gũi với đời sống hàng ngày của bạn và bạn phải có vốn từ vựng về chủ đề đó hoặc sử dụng các mẫu câu đã học. Điều này giúp bạn rèn luyện và làm quen dần với cách viết các đoạn văn ngắn trong kỳ thi. Sau đó hãy dịch đoạn văn đó ra tiếng việt đây là một trong những cách học ngữ pháp tiếng nhật hiệu quả nhất.
Và cuối cùng không thể thiếu để học ngữ pháp tiếng nhật đó là bạn phải kiếm cho mình một cuốn sách ngữ pháp để có thể vừa học vừa hệ thống lại được những gì đã học một cách bài bản nhất và chính xác nhất. Áp dụng các cách học ngữ pháp tiếng nhật trên sẽ giúp bạn tăng khả năng tiếng nhật tốt nhất.
- Ngữ pháp được sinh ra nhiều để bạn chú ý nó để sử dụng vào các tình huống khác nhau.
Ngữ pháp được sinh ra nhiều để bạn chú ý nó để sử dụng vào các tình huống khác nhau.
Có thể nói, ngữ pháp chỉ là những “Từ vựng đặc biệt”
Bạn chú ý quá nhiều vào nó, tự nhiên bạn sẽ mất cơ hội để học những từ vựng khác (không kém phần quan trọng hơn). Nên trong tiếng Nhật phần nào củng quan trọng và nó có những ưu nhược điểm vì vậy bạn cần lựa chọn học đúng trọng
Đơn giản từ ハンサム học ở N5. Bình thường rất ít khen ai đẹp zai dùng từ ハンサム cả. Hầu hết người ta dùng かっこいい.
Giả sử từ ハンサム cũng là một ngữ pháp, thì muốn phân tích, tìm hiểu nó, cũng phải mất cả ngày.
NGỮ PHÁP = TỪ VỰNG (chữ 文法 đúng của nó đọc là ことば nhé mọi người)
+ Coi ngữ pháp như từ vựng thôi, học nó thật nhanh để biết ý nghĩa.
+ Đọc sách báo, nghe nhiều để biết người ta dùng như nào
+ Bắt chước lại
Việc học ngữ pháp nên đưa về như học từ vựng. Không nên phân tích quá nhiều, vì bạn không thể đủ bộ nhớ để nhớ hết.
Để dùng được nó, bạn phải đầu tư một thời gian dài. Đọc, nghe nhiều sẽ giúp bạn bắt chước được nhiều hơn.
Xem thêm các kinh nghiệm học ngữ pháp khác tại: Tổng hợp mẹo học ngữ pháp hiệu quả nhất
7. Kinh nghiệm tự học tiếng Nhật
Tự học tiếng Nhật tại nhà không phải là điều mà ai cũng có thể làm được. Vì điều đó cần sự quyết tâm, niềm đam mê và thêm nữa đó là cách thức, phương pháp thực hiện. Dưới đây là một vài bí quyết giúp bạn giao tiếp tiếng Nhật chuyên nghiệp hơn.
Để tự học tiếng Nhật một cách hiệu quả bạn cần lên cho mình một lịch trình học thật chi tiết và duy trì thói quen đó mỗi ngày. Tránh tình trạng bạn học tiếng Nhật theo cảm tính, nghĩa là hôm nào tự dưng thấy có hứng thì đem ra học còn hôm nào không hứng thú thì chả thèm động đến nó. Học tiếng Nhật không phải là việc ngày một ngày 2 là có thể làm chủ được tiếng Nhật mà phải học mỗi ngày, có thể không nhiều nhưng hãy cố gắng duy trì thói quen đó hằng ngày và biến nó thành sinh hoạt hàng của bạn. Hãy đầu tư quỹ thời gian mỗi ngày của bạn vào việc học tiếng Nhật giao tiếp và nhớ từ vựng.
Mỗi ngày hãy dành ít nhất 30 phút để học tiếng Nhật, việc dành ra 30 phút để học tiếng Nhật sẽ hiệu quả hơn so với việc một hôm cứ nhồi nhét thật nhiều kiến thức vào trong đầu của bạn, làm cho bộ não của bạn không thể tiêu hóa hết số kiến thức đó, và rồi một vài ngày sau lại không đụng đến nó thì quên sạch chúng.
Xem thêm: 4 bí kíp tự học tiếng Nhật tại nhà cực hay
8. 16 bí quyết học tiếng Nhật hiệu quả
8.1. Luôn luôn học và ôn tập nhóm từ, không phải từng từ riêng lẻ
Không bao giờ học một từ riêng lẻ. Khi bạn gặp từ mới, luôn luôn nhớ viết ra nhóm từ sử dụng nó. Và khi ôn lại cũng ôn luôn nhóm từ, không ôn một từ. Việc ôn một nhóm từ giúp bạn nhớ các từ một cách có hệ thống, nhớ từ này liên tưởng đến từ kia. Đây là cách học tiếng Nhật nhanh nhất giúp gia tăng số lượng từ bạn có thể ghi nhớ. Hãy cùng học tiếng Nhật một cách chăm chỉ nhé!
Sưu tập nhóm từ: Ngữ pháp và kỹ năng nói sẽ tăng nhanh hơn 6 – 8 lần. Đừng bao giờ học một từ riêng lẻ. Đừng bao giờ viết một từ riêng lẻ vào tập vỡ mà hãy luôn nhớ viết cụm từ.
8.2. Không học ngữ pháp
Ngay bây giờ đừng học ngữ pháp”. Hãy để sách ngữ pháp ra xa. Đây là cách học tiếng Nhậtmà không cần dùng Quy tắc ngữ pháp, Quy tắc ngữ pháp chỉ làm bạn rối trí hơn mà thôi, bạn muốn nói tiếng Nhật một cách tự nhiên mà không cần suy nghĩ hãy học tiếng Nhật mà “không học ngữ pháp”: Đừng chăm chăm học các công thức ngữ pháp, hãy học chúng qua các ví dụ cụ thể sinh động, việc nói của bạn cải tiến nhanh chóng, bạn sẽ nói tiếng Nhật tự nhiên hơn. Mình chắc rằng bạn đã mất quá nhiều thời gian cho việc học các cấu trúc ngữ pháp mà không thể nói tiếng Nhật được một cách trôi chảy.
8.3. Nghe trước
Quy tắc nào quan trọng nhất? Câu trả lời đơn giản, đó là nghe. Bạn phải nghe tiếng Nhật mỗi ngày. Đừng đọc sách. Nghe tiếng Nhật, là chìa khóa để thành công trong việc học tiếng Nhật. Hãy bắt đầu tập nghe mỗi ngày.
Cách học tiếng Nhật nhanh nhất là học bằng tai, không học bằng mắt. Nếu học bằng mắt hãy đảm bảo là hình ảnh thật trực quan và sinh động để bạn dễ dàng nhớ được từ vựng, ngữ pháp. Ở trường bạn học tiếng Nhật bằng mắt. Bạn đọc sách, bạn nắm quy tắc ngữ pháp. Học tiếng Nhật mỗi ngày theo cách này, bạn sẽ tiếp thu kiến thức nhanh gấp 2 lần bình thường.
8.4. Học chậm, học thật kỹ là tốt nhất
Làm thế nào để nói tiếng Nhật tự động. Đừng học nhiều từ vựng trong một thời gian ngắn, số lượng không phải là yếu tố quyết định mà chính là chất lượng của bài học đi kèm với thời gian học. Bí mật nói dễ là học từ và cụm từ thật kỹ. Không chỉ biết định nghĩa, không chỉ nhớ để làm bài thi mà bạn phải ghi vào sâu trong trí nhớ. Để nói tiếng Nhật dễ, bạn phải lặp lại mỗi bài học nhiều lần bằng cách trực quan sinh động nhất.
Học kỹ, nói dễ như thế nào? Chỉ cần lặp lại tất cả những bài học hoặc nghe nhiều lần. Chẳng hạn, nếu bạn có sách nói, hãy nghe chương đầu tiên 20 lần trước khi nghe đến chương thứ hai. Bạn có thể nghe chương đầu tiên 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày. Nói xong nhất thiết cần có người kiểm tra cho để xem phát âm của các bạn có đúng âm và ngữ điệu hay không.
8.5. Sử dụng những câu chuyện ngắn
Đây là một cách hiệu quả để học và sử dụng tiếng Nhật một cách tự động. Hãy sử dụng những câu chuyện ngắn, bạn phải học ngữ pháp bằng cách nghe tiếng Nhật thực tế. Cách tốt nhất là nghe cùng một câu chuyện nhưng ở các thì khác nhau: quá khứ, hoàn thành, hiện tại, tương lai.Điều đó giúp bạn linh hoạt hơn khi tiếp xúc với tiếng Nhật.
8.6. Chỉ sử dụng bài học và tài liệu thực tế
Bạn học tiếng Nhật thực tế nếu bạn muốn nói tốt và hiểu được người nói tiếng Nhật bản ngữ. Hãy sử dụng các tạp chí thực tế, chủ đề có âm thanh, chương trình TV, phim, bài nói chuyện trên radio và sách nói. Học tiếng Nhật thực tế, không học tiếng Nhật qua sách. Tốt nhất là bạn nên kiếm một phần mềm hoặc trang web được xây dựng trên các tài liệu thực tếgiúp bạn tiết kiệm thời gian học và có thể sử dụng luôn tiếng Nhật giao tiếp
8.7. Nghe và lặp lại
Mỗi lần bạn nghe một câu hoặc một từ tiếng Nhật, hãy tạm ngưng và nhắc lại nó. Hãy tập nói lại thật nhanh mà không cần suy nghĩ. Chính cách học đơn giản này đã hình thành tương tác ngôn ngữ mới cho người học và mang lại một kết quả không thể ngờ. Nên ghi âm lại và nhờ người kiểm tra nhé.
Với 7 quy tắc học tiếng Nhật hiệu quả nhanh nhất, có thể phần nào giúp bạn đọc có thể hình dung ra một phương pháp học mới, khác hoàn toàn với những phương pháp truyền thống nhưng đạt hiệu quả cao. Đây là cách học duy nhất, tốt nhất cho bạn nếu bạn muốn chinh phục một ngôn ngữ mới thì hãy nhớ 7 trên.
8.8. Tham gia kỳ thi chứng chỉ JLPT để xác định khả năng
Sau một khoảng thời gian đã học được tiếng Nhật kha khá rồi, điều bạn cần làm chính là kiểm tra xem năng lực của mình đang ở mức nào. Cách trực tiếp và công bằng nhất là thi chứng chỉ tiếng Nhật JLPT. Với chứng chỉ này, không những bạn biết được bản thân đang ở mức độ nào mà chứng chỉ còn có thể giúp bạn ghi điểm với nhiều nhà tuyển dụng (nếu kết quả của bạn khả quan). Bạn cũng biết được mình đang thiếu sót chỗ nào và cần khắc phục những vấn đề gì. Việc học tiếng Nhật cho người đi làm rất khó nên nếu kết quả không được tốt như mong đợi thì bạn cũng không nên quá nản lòng.
Trên đây là một vài định hướng để người đi làm bận rộn có thể học tiếng Nhật. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là bạn cần có mục tiêu rõ ràng và kiên trì theo đuổi đến cùng. Làm được như vậy, thì đừng nói đến những ngôn ngữ khó học như tiếng Nhật mà trong bất cứ công việc gì, bạn cũng có thể thành công.
Đối với một ngôn ngữ khó như Tiếng Nhật, việc nắm bắt và tiếp cận là vô cùng khó khăn. Nhưng bạn đừng lo, Hướng Minh xin tổng hợp một số phương pháp cách học tiếng Nhật cho người chưa biết gì giúp cho bạn, những người mới bắt đầu, học tiếng Nhật dễ dàng và thuận lợi hơn.
8.9. Học nhiều nhưng tổng quát, tốt hơn học quá chi tiết
Khi mới học tiếng Nhật, Hướng Minh xin góp ý với bạn về cách học như sau: Thay vì dành quá nhiều thời gian cho một bài học nào đó, bạn chỉ cần chuẩn bị một ít thời gian cho nó, hiểu nó là đủ, không cần phải nhớ tất cả, sau đó chuyển qua bài tiếp theo. Khi đã có được góp nhìn tổng quan, ta quay lại bắt đầu chi tiết. Làm vậy sẽ giúp bạn vừa hiểu sâu và vừa nhớ lâu.
8.10. Về cách học từ mới
Tiếng Nhật, với 3 loại chữ cái , thật khó có thể tưởng tượng được độ khó của nó khi mà bạn bắt buộc phải nhớ gần 1000 từ vựng để có thể vượt qua được trình độ tiếng Nhật sơ cấp N5.
Đối với các học viên tại Hướng Minh, luôn được tiếp cận với cách học từ vựng tiên tiến, phương pháp phản xạ nhanh, giúp nhớ ngữ pháp và từ vựng ngay tại lớp, tuy nhiên, đối với những bạn tự học tiếng Nhật, Hướng Minh xin có một gợi ý nhỏ sau đây, có thể giúp bạn học nhớ nhanh đến hơn 50 từ mới tiếng Nhật trong 1 tuần:
- Sử dụng thể flashcard, con người nhớ hình ảnh tốt hơn câu chữ, bạn nên tận dụng điều đó.
- Nghe từ vựng từ người bản xứ từ một nhóm cộng đồng, hoặc từ băng ghi âm từ vựng, giúp bạn đọc đúng và nghe đúng.
- Và cuối cùng, quan trọng nhất, hãy sử dụng từ vựng mỗi ngày, hãy đặt câu với những từ vựng đã học, điều đó sẽ giúp bạn nhuần nhuyễn hơn trong việc sử dụng câu từ tiếng Nhật.
8.11.Học ngữ pháp tiếng Nhật như thế nào cho đúng
Riêng ở trình độ sơ cấp N5, cũng đã có gần 50 cấu trúc ngữ pháp. Hãy thử tưởng tượng, nếu bạn không có phương phá[, bạn chẳng thể nào học nổi. Bí quyết để học ngữ pháp tiếng Nhật đó là luyện tâp thường xuyên, hãy sử dụng mẫu câu và từ vựng học được để tạo ra những câu có thể sử dụng được hàng ngày. Sau một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy kết quả của nó.
8.12. Sử dụng phương pháp Horenso, Smart
8.12.1. Horenso
HORENSO là từ viết tắt của:
- HOKOKU: Báo cáo
- RENRAKU: Liên lạc
- SODAN: Thảo luận
Trong đó, HOKOKU là việc thường xuyên báo cáo với cấp trên về tiến độ công việc, sự cố phát sinh hoặc các công đoạn đã hoàn tất. RENRAKU là cập nhật đầy đủ thông tin cho các bộ phận liên quan để tránh sơ sót khi có việc phát sinh. Chẳng hạn, nếu bạn đi làm muộn hoặc kế hoạch bị thay đổi vào phút chót thì phải thông báo đến cấp trên hoặc những người có liên quan. Còn SODAN chính là sự bàn bạc, thảo luận khi có sự cố hoặc gặp vấn đề khó để cùng đưa ra hướng giải quyết.
8.12.2. S.M.A.R.T
Specific (cụ thể): Như đã nói ở trên bạn sẽ cần có 1 mục tiêu cụ thể (ví dụ học để du học hay học để đi làm). Và sau đó bạn nên đưa ra các mốc cụ thể nhằm đạt được mục tiêu lớn, ví dụ như cố gắng trong vòng 3 tháng hoàn thành chương trình Minna no Nihongo để thi N4 chẳng hạn.
Measureable (đo lường được): Lấy ví dụ bạn muốn học hết Minna no Nihongo để thi được N4, như vậy đo lường ở đây sẽ là đo lường số kiến thức (ví dụ như đơn vị bài học). Giả sử bạn quyết tâm mỗi 2 ngày sẽ học hết một bài Minna và 1 bài Kanji. Như vậy là khối lượng công việc bạn cần làm mỗi ngày là rất rõ ràng và có thể đo lường được.
Achievable (có thể đạt được): Khi bạn đã đặt ra mục tiêu và các mốc chỉ tiêu, .v.v. Bạn sẽ cần để ý đến khả năng có thể đạt được cột mốc học. Lấy ví dụ nếu như bạn đang từ 1 người chưa biết gì về tiếng Nhật mà đã muốn lên được trình độ N3 trong vòng 1 tháng thì điều này hoàn toàn là không thể. Hay ví dụ như bạn muốn mỗi ngày học được 1 bài Minna và 1 bài Kanji thì điều này rất, rất khó để đạt được vì số lượng kiến thức mỗi bài là rất lớn và nếu bạn không có thời gian nghiền ngẫm thì rất dễ xảy ra tình trạng quên kiến thức cũ.
Realistic (thực tế): Thực tế ở đây liên quan tới việc xác định mục tiêu của bạn và khả năng hoàn thành công việc của bạn. Về việc xác định mục tiêu, nếu bạn xác định là bạn cần học tiếng Nhật 1 cách hiệu quả thì trước hết bạn cần xem rõ mục tiêu trong tương lai của mình là gì. Nếu như bạn chỉ học để … cho vui hoặc là chỉ cần đọc được manga hay xem anime thì bạn cần phải xem lại sự đầu tư của mình nếu bạn không muốn tốn quá nhiều thời gian cho việc học tiếng Nhật mà sau này bạn không thực sự dùng đến nó trong công việc. Và vẫn như nói ở trên, bạn cần có chiến lược học và cột mốc thức tế, sẽ là không thể nếu bạn muốn đạt được trình độ tiếng Nhật N3 trong vòng 1 tháng nếu bản thân bạn hiện tại chả biết tí gì về tiếng Nhật.
Time (thời gian): Thời gian thực hiện rất quan trọng. Tùy thời gian gấp hay không mà bạn sẽ lên kế hoạch và điều chỉnh mục tiêu, khối lượng công việc cho hợp lí. Ví dụ bây giờ đang là tháng 8, bạn muốn đạt N4 vào tháng 12, có nghĩa là bạn có khoảng 4 tháng, tương đương 16 tuần. Bạn đã hoàn thành hết 20 bài Minna và 15 bài sách Basic Kanji 1 rồi. Nếu như mỗi tuần bạn học 2 bài Minna và 2 bài Basic Kanji, thì bạn sẽ dành ra thứ hai, thứ ba học Minna, thứ tư học 1 bài Kanji. Sau đó thứ năm, thứ sáu học Minna, thứ bảy học 1 bài Kanji, chủ nhật nghỉ. Đó là thư thả, còn nếu đang là giữa tháng 9 thì sẽ gấp hơn, mỗi ngày 1 bài Minna rồi 1 bài Basic Kanji. Tùy vào thời gian và sức lực của các bạn.
8.13. Để nghe và nói nhanh như người Nhật
Có thể bạn đã từng xem các bộ phim của nước Nhật, bạn có nhận ra không? Người Nhật đi lại hay nói chuyện đều rất nhanh. Để có thể nghe nói nhanh như người Nhật, không phải chuyện dễ dàng, nó đòi hỏi sự luyện tập kiên trì và bài bản. Hãy ghi âm lại bài đọc của bạn và cải thiện nó mỗi ngày, điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn. Bạn có thể dùng một bài ngữ pháp nào đó, lúc đầu là đọc tự do, sau đó là đọc theo băng ghi âm, và cố gắng tăng dần tốc độ, lâu dần nó sẽ trở thành phản xạ, lúc đó bạn có muốn nói chậm cũng khó lắm đấy nhé.
8.14. Học thường xuyên và kiên trì với việc học tiếng Nhật
Học bất cứ điều gì cũng cần phải kiên trì, đặc biệt là học ngôn ngữ, nhất là với một thứ tiếng khó như tiếng Nhật. Mỗi ngày bạn ở công ty, chẳng hạn từ 7h sáng đến 5h chiều, sau đó về nhà nấu ăn, vệ sinh cá nhân thì cũng đến khoảng 8h tối là bạn xong việc. Sau đó bạn có thể dành ra khoảng 2 – 3 tiếng mỗi tối để học tiếng Nhật, có thể học ở trung tâm hoặc tự học ở nhà. Vào ngày cuối tuần, bạn có thể dành ra chút thời gian ban ngày để đi chơi thư giãn với bạn bè, về gặp người thân gia đình, tối lại dành ra chút thời gian tiếp tục học. Điều quan trọng là bạn có kiên trì không. Bạn càng học kiên trì, vừa học vừa ôn lại thì tiếng Nhật sẽ tự nhiên chảy vào não bạn và thành phản xạ của bạn. Học tiếng Nhật cho người đi làm đòi hỏi bạn phải vô cùng siêng năng và chăm chỉ.
8.15. Học bài bản tại một trung tâm Nhật ngữ
Tất nhiên bạn có thể tự học, nhưng nếu có điều kiện, bạn nên học ở các trung tâm nhật ngữ uy tín. Ở trung tâm, bạn sẽ có được sự nghiêm túc, có kế hoạch và phương pháp rõ ràng, học trong môi trường mà nhiều người khác cũng đang cố gắng như bạn. Được truyền đạt các kinh nghiệm mà không thể rút ra từ việc tự học.
Nếu bạn quan tâm tiếng Nhật, mà chưa biết bắt đầu từ đâu, đừng ngần ngại, liên hệ ngay với Nhật Ngữ Hướng Minh, chúng tôi sẽ sát cánh cùng bạn.
Hãy tham khảo khóa học căn bản nhất của tiếng Nhật: Khóa học sơ cấp N5 tại đây bạn nhé!
8.16. Sống, du học, làm việc tại Nhật nếu có cơ hội
Liệu còn 1 điều nào tốt hơn cho việc học tiếng Nhật ngoài việc sống và học tập trong chính đất nước Nhật? Làm việc tại chính nước Nhật, bạn sẽ được hòa mình vào môi trường ngôn ngữ cũng như văn hóa Nhật, bạn sẽ không chỉ học được tiếng Nhật mà bạn sẽ còn học hỏi được rất nhiều thứ từ con người Nhật Bản. Tóm lại Học tiếng Nhật để trải nghiệm nền văn hóa mới với mức thu nhập “khủng”. Vì vậy khuyến khích những bạn nào thực sự muốn học tiếng Nhật và có điều kiện thì hãy đến nước Nhật và tự mình trải nghiệm học tiếng nhật như thế nào nhé.
Tham khảo thêm:
Kinh nghiệm (Cách, phương pháp, mẹo tiếng nhật)
Học tiếng Nhật có tương lai không?
Giải đáp các thắc mắc về Nhật Bản
Tiếng Nhật cơ bản
Tự học tiếng Nhật
9. Học tiếng Nhật có tương lai không?
“Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về tổng số ODA được đầu tư vào Việt Nam. Làn sóng đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Nhật Bản trong vài năm trở lại đây đã khiến cho nhu cầu nhận lực biết tiếng Nhật đã tăng lên đáng kể. Có tới 54,7% doanh nghiệp Nhật Bản gặp khó khăn trong việc tuyển người Việt Nam giỏi tiếng Nhật và có thể hòa hợp phong các làm việc của người Nhật. Chính vì vậy, nếu bạn biết tiếng Nhật thì bạn sẽ không phải lo lắng sẽ “bị” đứng trong hàng ngũ thất nghiệp.”
Ở Việt Nam, số lượng người học tiếng Nhật rất lớn và đang trở thành một thứ ngôn ngữ “hot”, ngày càng được nhiều người lựa chọn. Tuy vậy câu hỏi được đặt ra “Liệu học tiếng Nhật có tương lai không?” Hướng Minh dưới đây sẽ phân tích về biết tương lai của tiếng Nhật và những ngành nghề hot liên quan đến tiếng Nhật để giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về việc học tiếng Nhật. Nào hãy cùng tìm hiểu nhé!
Học tiếng Nhật có tương lai không?
10. Giải đáp các thắc mắc về Nhật Bản
Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc với sự phát triển vượt bậc trên thế giới, được ví như là một con rồng của châu Á. Nhật Bản đã rất nổi tiếng với những phát minh vĩ đại, với những món ăn chỉ có tại đất nước mặt trời mọc như sushi, mì somen, ramen,… Vậy bạn đã thật sự biết về đất nước Nhật Bản? Hãy cũng Hướng Minh tìm hiểu qua các thắc mắc cũng như giải đáp chân thực nhất về các vần đế đang được quan tâm nhất hiện nay của Nhật Bản nhé!
Tìm hiểu chi tiết các thắc mắc tại bài viết sau: